Các khóa học đã đăng ký

SƠ CẤP CỨU BỎNG NHẸ - KHÓ HAY DỄ? | Wellbeing

BS Vũ Thu Trang – Điều phối Dự án Sơ cấp cứu Tổ chức giáo dục sức khoẻ Wellbeing

Sơ cứu bỏng kịp thời thì vết bỏng lành tốt và nếu vết phồng rộp không hình thành. Cháy nắng là một trong những loại bỏng nhẹ phổ biến nhất. Các nguyên nhân khác bao gồm các sự cố tại nhà. Mức độ bỏng cũng sẽ cho biết có khả năng xảy ra sốc hay không. Sốc là tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra bất cứ khi nào có sự mất dịch cơ thể nghiêm trọng. Khi một vết bỏng bao phủ một vùng lớn của cơ thể, sự mất dịch sẽ rất đáng kể và nguy cơ sốc là rất cao. 

SƠ CỨU BỎNG - DẤU HIỆU NHẬN BIẾT 

• Da đỏ

• Đau ở vùng bị bỏng

Ngoài ra:

• Phồng rộp chỗ da bị ảnh hưởng

Trường hợp đặc biệt: Phồng rộp

Không bao giờ chọc vỡ vết phồng rộp; chúng thường không cần chữa trị gì. Tuy nhiên, nếu vết phồng rộp vỡ hoặc có khả năng bị vỡ, hãy phủ lên một lớp gạc vô trùng không dính, bao phủ hết viền vết phồng rộp. Để gạc tại chỗ cho đến khi vết rộp lành.

Các vết bỏng nhỏ độ I thường do tai nạn sinh hoạt, chẳng hạn như chạm vào bàn là hoặc kệ lò. Hầu hết các vết bỏng nhẹ có thể được điều trị bằng cách sơ cứu và sẽ lành một cách tự nhiên. Tuy nhiên, bạn nên tư vấn cho nạn nhân tìm trợ giúp y tế nếu bạn lo lắng về mức độ nghiêm trọng của thương tích.

Sau khi bị bỏng, vết phồng rộp có thể hình thành. Những "bọng nước" mỏng này được gây ra bởi nước mô bị rò rỉ vào khu vực bị bỏng ngay dưới bề mặt da. Bạn không nên làm vỡ vết phồng rộp do bỏng vì có nguy cơ bạn sẽ làm nhiễm trùng vết thương.

CÁC BƯỚC SƠ CỨU BỎNG NHẸ

Bước 1: Xả nước lạnh vào phần bị thương ít nhất mười phút hoặc cho đến khi cơn đau dịu đi. Nếu không có nước, có thể sử dụng bất kỳ chất lỏng lạnh, vô hại nào, chẳng hạn như sữa hoặc đồ uống đóng hộp.

Bước 2: Nhẹ nhàng tháo bỏ bất kỳ đồ trang sức, đồng hồ, thắt lưng hoặc quần áo bó vùng bị thương trước khi nó bắt đầu sưng lên.

Bước 3: Khi vết bỏng đã được làm mát, hãy phủ lên một lớp màng bọc thực phẩm hoặc bọc túi nhựa sạch vào bàn chân hoặc bàn tay. Áp màng bọc thực phẩm dọc theo vết bỏng, chứ không cuốn xung quanh các mô sẽ sưng lên. Nếu bạn không có màng bọc thực phẩm hoặc túi nhựa, hãy sử dụng gạc vô khuẩn hoặc một miếng vải mềm, và băng sơ qua tại chỗ.

Bước 4: Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế nếu nạn nhân là trẻ em, hoặc nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ gì về tình trạng của nạn nhân.

Chú ý:  

Không làm vỡ vết phồng rộp hoặc can thiệp vào bị thương.

Không dùng gạc dính hoặc băng dính lên da; khi xé chúng có thể xé rách vùng da bị thương tổn.

Không bôi dầu hoặc thuốc mỡ; chúng có thể làm hỏng các mô và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Không nên sử dụng gạc chuyên dụng, thuốc xịt và gel để làm mát vết bỏng.

Không đặt blister plasters lên vết phồng rộp do bỏng.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay