Các khóa học đã đăng ký

SƠ CẤP CỨU BỎNG ĐƯỜNG THỞ – BÌNH TĨNH LÀ CẦN THIẾT| Wellbeing

BS Vũ Thu Trang – Điều phối Dự án Sơ cấp cứu Tổ chức giáo dục sức khoẻ Wellbeing

Bất kỳ vết bỏng nào trên mặt, miệng hoặc cổ đều rất nghiêm trọng vì đường dẫn khí sẽ nhanh chóng sưng lên và cần thực hiện sơ cứu. Thông thường, các dấu hiệu của bỏng là bằng chứng quan trọng. Luôn nghi ngờ tổn thương đường hô hấp nếu nạn nhân bị bỏng trong một không gian kín kể từ vì họ có khả năng hít phải không khí nóng hoặc các lại khí khác.

ết quả hình ảnh cho bỏng đường thở

 

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CẦN SƠ CỨU BỎNG

Thông thường sau các vụ cháy, nạn nhân bị bỏng mặt, môi, lông mũi bị cháy, bị hóa chất hoặc chất lỏng nóng ngấm vào niêm mạc mũi, miệng, họng thường có kèm theo bỏng hô hấp. Khi bị bỏng đường hô hấp thường có các biểu hiện: hít phải nhiều khói của đám cháy, khó nuốt, khó nói, cảm giác khó chịu ở cổ họng, nền lưỡi. Giọng nói của nạn nhân khàn nhưng không mất giọng, giọng nói có phần thay đổi. Nạn nhân ho nhiều trong những ngày đầu, những ngày sau ho có đờm và có thể thấy đờm đen lẫn các tia máu. Ngoài ra còn có dấu hiệu khó thở, tím tái và co kéo xương ức. 

Cơ bản chúng ta có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu dưới đây:

• Tro xung quanh mũi hoặc miệng

• Lông mũi cháy đen

• Đỏ, sưng hoặc bỏng lưỡi

• Tổn thương da xung quanh miệng

• Khàn giọng 

• Khó thở

MỤC TIÊU CỦA THỰC HIỆN SƠ CỨU

• Duy trì đường thở thông thoáng

• Thu xếp vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện

BẠN CẦN LÀM GÌ?

Không có phương pháp sơ cứu bỏng cụ thể nào cho trường hợp bỏng nặng đường hô hấp; tình trạng sưng sẽ nhanh chóng bít đường hô hấp, và có nguy cơ gây của tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng. Cần có sự trợ giúp y tế chuyên khoa ngay lập tức.

Bước 1. Gọi trợ giúp khẩn cấp. Báo cho xe cứu thương biết rằng bạn nghi ngờ nạn nhân bị bỏng đường thở.

Bước 2. Thực hiện bất kỳ biện pháp nào có thể để cải thiện nguồn cung cấp không khí cho nạn nhân, chẳng hạn như nới lỏng quần áo quanh cổ.

Bước 3. Đưa nạn nhân nước đá hoặc cho uống nước lạnh từ từ để giảm sưng và đau.

Bước 4. Trấn an nạn nhân. Theo dõi và ghi lại những dấu hiệu sinh tồn - nhịp thở, nhịp tim và mức độ phản ứng trong khi chờ đợi sự giúp đỡ khẩn cấp đến.

CHÚ Ý

Nếu nạn nhân trở nên không đáp ứng, hãy mở đường thở và kiểm tra hơi thở (nạn nhân không đáp ứng).

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay