Các khóa học đã đăng ký

SƠ CẤP CỨU BỎNG ĐIỆN – AN TOÀN LÀ TRÊN HẾT| Wellbeing

BS Vũ Thu Trang – Điều phối Dự án Sơ cấp cứu Tổ chức giáo dục sức khoẻ Wellbeing

ết quả hình ảnh cho bỏng điện

 

Sơ cứu bỏng cần thực hiện ngay và nhanh chóng khi nạn nhân gặp tai nạn do dòng điện đi qua cơ thể quá lớn và gây bỏng. Có thể có tổn thương bề mặt dọc theo điểm tiếp xúc, hoặc tại các điểm vào và ra của dòng điện. Ngoài ra, cũng có thể có tổn thương bên trong giữa các điểm vào và ra; vị trí và hướng của vết thương sẽ cảnh báo bạn về vị trí và mức độ của các tổn thương tiềm ẩn và mức độ sốc có thể có của nạn nhân. Bỏng có thể do sét đánh hoặc do dòng điện thấp hoặc cao áp gây ra. Điện giật có thể gây ngừng tim. Nếu nạn nhân không đáp ứng thì ưu tiên của bạn sau khi khu vực xung quanh nạn nhân đã an toàn, là mở đường thở và kiểm tra hơi thở của nạn nhân.

CHÚ Ý KHI SƠ CỨU BỎNG ĐIỆN 

• Không tiếp cận nạn nhân bị giật điện cao thế cho đến khi bạn biết chắc rằng dòng điện đã được ngắt.

• Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy mở đường thở và kiểm tra hơi thở của họ (nạn nhân không đáp ứng).

DẤU HIỆU PHÁT HIỆN 

• Không có đáp ứng từ nạn nhân

• Bỏng độ III, với dấu hiệu sưng, vết cháy đen và cháy thành than

• Bỏng tại điểm vào và ra của dòng điện

• Dấu hiệu sốc

MỤC TIÊU CỦA SƠ CỨU BỎNG ĐIỆN

• Xử lí bỏng và sốc

• Thu xếp đưa nạn nhân đến bệnh viện

SƠ CỨU BỎNG ĐIỆN  

Bước 1. Ngắt nguồn điện trước khi chạm vào nạn nhân.

Bước 2. Xả nước lạnh vào vết thương (tại các điểm vào và ra của dòng điện nếu phát hiện thấy) trong ít nhất 10 phút hoặc cho đến khi cơn đau dịu đi. Nếu không có nước, có thể sử dụng bất kỳ chất lỏng lạnh, vô hại nào.

Bước 3. Nhẹ nhàng loại bỏ bất kỳ đồ trang sức, đồng hồ, thắt lưng hoặc quần áo bó vùng bị thương trước khi vùng đó bắt đầu sưng lên. Không chạm vào vết bỏng.

Bước 4. Khi vết bỏng đã được làm mát, bọc túi nhựa sạch lên vết bỏng nếu nó ở bàn chân hoặc bàn tay, cố định túi một cách lỏng lẻo tại chỗ (dán băng dính lên túi, không dán lên da). Hoặc phủ một lớp màng bọc thực phẩm dọc theo chi bị bỏng chứ không cuốn xung quanh chi. Nếu cả hai cách trên không thực hiện được, hãy che vết bỏng bằng gạc vô trùng hoặc non-fluffy pad, và băng lại một cách lỏng lẻo.

5. Gọi trợ giúp khẩn cấp. Hãy trấn an nạn nhân và xử lí tình trạng sốc. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn – nhịp thở, nhịp tim và mức độ đáp ứng trong khi chờ đợi sự giúp đỡ.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay