SƠ CỨU BỎNG NẶNG – LÀM THẾ NÀO CHO ĐÚNG| Wellbeing
BS Vũ Thu Trang – Điều phối Dự án Sơ cấp cứu Tổ chức giáo dục sức khoẻ Wellbeing
Bỏng là tình trạng xảy tới khi da tiếp xúc với nhiệt độ cao từ 600C trở lên. Nếu không sơ cứu bỏng đúng cách, các vết bỏng nhẹ có thể tiến triển xấu đi, rất khó điều trị và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của nạn nhân. Việc sơ cấp cứu đúng cách sẽ làm giảm độ bỏng sâu và giúp cho nạn nhân sớm hồi phục.
Khả năng thương tích không phải do tai nạn phải luôn được xem xét, bất kể tuổi của nạn nhân. Ghi lại chính xác về những gì đã xảy ra và cách thức bạn xử lí bệnh nhân. Nếu bạn phải cởi bỏ hoặc cắt bỏ quần áo, giữ lại phòng trường hợp cần điều tra trong tương lai.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI CẦN SƠ CỨU BỎNG
Hãy cẩn thận khi sơ cứu bỏng. Bỏng càng kéo dài, thương tích càng nghiêm trọng và thời gian lành càng kéo dài. Nếu nạn nhân bị thương trong vụ cháy, luôn giả định rằng khói hoặc không khí nóng đã ảnh hưởng lên đường thở nạn nhân.
• Các vùng có bỏng độ I, độ II, độ III
• Đau đớn
• Khó thở
• Các dấu hiệu sốc
MỤC TIÊU CỦA
• Ngừng tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt và giảm đau
• Duy trì một đường thở thông thoáng
• Xử lí thương tích kèm theo
• Giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng
• Giảm thiểu nguy cơ sốc
• Thu xếp việc vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện
• Thu thập thông tin cho các đội ngũ cấp cứu
III. SƠ CẤP CỨU BỎNG NẶNG
Ưu tiên của bạn là làm mát vết bỏng càng sớm càng tốt (dừng tác nhân gây bỏng và giảm đau) và tiếp tục làm mát ít nhất 10 phút, hoặc cho đến khi cơn đau dịu đi. Một nạn nhân bị bỏng nặng hoặc bỏng do hơi nóng sẽ gần như chắc chắn bị sốc vì mất dịch và cần được cấp cứu tại bệnh viện.
Bước 1. Bắt đầu làm mát vết bỏng càng sớm càng tốt. Xả nước lạnh lên vết bỏng, nhưng đừng trì hoãn việc đưa nạn nhân vào bệnh viện. Giúp nạn nhân ngồi hoặc nằm xuống. Nếu có thể, hãy cố gắng ngăn khu vực bị bỏng tiếp xúc với mặt đất để giữ vết bỏng càng sạch càng tốt.
Bước 2. Gọi trợ giúp khẩn cấp. Nếu có thể, hãy nhờ ai đó làm việc này trong khi bạn tiếp tục làm mát vết bỏng.
Bước 3. Tiếp tục làm mát khu vực bị ảnh hưởng trong ít nhất 10 phút, hoặc cho đến khi cơn đau dịu đi. Theo dõi các dấu hiệu khó thở. Không làm mát quá mức nạn nhân vì bạn có thể giảm nhiệt độ cơ thể xuống mức nguy hiểm, gây hạ thân nhiệt. Đây là một mối nguy hiểm đặc biệt cho trẻ nhỏ và người già.
Bước 4. Không chạm vào can thiệp vào vết bỏng. Nhẹ nhàng tháo bỏ bất kỳ vòng, đồng hồ, thắt lưng, giày dép và quần áo bị cháy trước khi các mô bắt đầu sưng lên. Một người trợ giúp có thể làm điều này trong khi bạn đang làm mát vết bỏng. Không loại bỏ bất kỳ quần áo nào dính vào vết bỏng.
Bước 5. Khi vết bỏng đã được làm mát, hãy che vùng bị thương bằng màng bảo quản thực phẩm để bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng. Bỏ hai vòng đầu tiên trong cuộn và sau đó áp dọc theo vết bỏng. Có thể dùng túi nhựa sạch để bọc bàn tay hoặc bàn chân; cố định bằng cách dán băng cá nhân hoặc băng dính lên túi, không dán lên lớp da tổn thương. Nếu không có màng bọc thực phẩm, hãy sử dụng gạc vô khuẩn, hoặc thay thế bằng non-fluffy material, chẳng hạn như băng gấp hình tam giác.
Bước 6. Hãy trấn an nạn nhân và xử lí sốc nếu cần thiết. Ghi lại chi tiết về thương tích của nạn nhân. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân-nhịp thở, nhịp tim và mức độ đáp ứng trong khi chờ đợi sự giúp đỡ.
Chú ý:
• Không gỡ bất cứ thứ gì dính vào vết bỏng; bạn có thể làm tổn thương thêm và đưa khiến vết bỏng nhiễm trùng.
• Không làm vỡ bất kỳ vết phồng rộp nào.
• Không bôi bất kỳ loại kem dưỡng hoặc thuốc mỡ nào vào vùng bị cháy; nó có thể làm hư hoại các mô và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
• Không nên sử dụng băng keo chuyên dụng, thuốc xịt và gel để làm mát vết bỏng.
• Không sử dụng băng dán hoặc dính băng dính lên da; vết bỏng có thể rộng hơn so với những gì trông thấy.
• Nếu nạn nhân bị bỏng trên mặt, không che vết thương; bạn có thể làm nạn nhân khó chịu và cản trở hô hấp.
• Không cho nạn nhân ăn hoặc uống vì họ có thể cần được gây mê về sau.
Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây