Các khóa học đã đăng ký

SƠ CẤP CỨU CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI | WELLBEING

Trịnh Hương Ly – Chuyên gia tập huấn Sơ cấp cứu

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Sơ cấp cứu cho trẻ dưới 1 tuổi là kỹ thuật mà các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ thường xuyên như nhân viên y tế, giáo viên mầm non cần biết. Sơ cấp cứu cho trẻ dưới 1 tuổi được thực hiện đúng cách có thể mang lại cơ hội sống cao hơn cho trẻ trong các tình huống tai nạn, ngừng tim phổi mà nhân viên y tế chuyên nghiệp chưa thể tiếp cận được ngay.

Sơ cấp cứu cần được thực hiện khi nào?

Hoạt động sơ cấp cứu cần được thực hiện ngay khi phát hiện ra trẻ bất tỉnh, không thở, tim không đập (không có mạch). Khi trẻ không thể thở, tức là không có oxy đi đến não và toàn bộ các cơ quan khác. Nếu cha mẹ hay người sơ cứu không hành động ngay, trẻ có thể tử vong trong vòng 5 phút.

Trẻ dưới 1 tuổi có đặc điểm gì ?

Trẻ dưới 1 tuổi được chia thành hai giai đoạn là trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng) và trẻ nhũ nhi (từ 1 đến 12 tháng). Đặc điểm chung của trẻ ở giai đoạn này là phát triển nhanh, tuy nhiên cơ thể trẻ còn rất yếu. Cơ thể và mọi hệ cơ quan trong cơ thể đều dễ bị tổn thương bởi ngoại lực, nên kĩ thuật sơ cấp cứu cho người lớn không thể áp dụng được.

Cấp cứu ngừng tuần hoàn cho trẻ cần được thực hiện như thế nào?

Sau khi đã xác định môi trường xung quanh an toàn và đánh giá đáp ứng của trẻ, cần thực hiện sơ cấp cứu ngừng tuần hoàn bao gồm hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực theo các hướng dẫn sau:

KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỞ

Đặt trẻ trên bề mặt cứng hoặc trên sàn nhà. Nhẹ nhàng ngửa đầu bằng một tay và nâng cằm trẻ bằng một ngón tay của tay kia để đảm bảo đường thở của trẻ được mở.

wellbeing-so-cuu

THỔI NGẠT 5 LẦN

 

Hít một hơi và đặt môi bạn lên miệng và mũi của trẻ. Thổi nhẹ nhàng và đều đặn vào miệng và mũi trẻ cho đến khi ngực trẻ phồng lên, sau đó để nó xẹp xuống. Mỗi lần thổi ngạt sẽ mất khoảng một giây. Thực hiện NĂM lần thổi ngạt.

wellbeing-so-cuu

 

ÉP TIM 30 LẦN

Đặt đầu ngón trỏ và ngón giữa vào giữa ngực trẻ. Đặt tay vuông góc với ngực nạn nhân và ấn xuống theo chiều dọc để lồng ngực trẻ lún xuống ít nhất một phần ba chiều sâu của nó. Ngừng ấn và thả ra, nhưng không nhấc các ngón tay cả bạn ra khỏi ngực trẻ. Thực hiện 30 lần ép tim với tốc độ 100–120 lần/phút.

wellbeing-so-cuu

Một kỹ thuật khác người sơ cấp cứu có thể sử dụng chính là để trẻ nằm trên một mặt phẳng, dùng hai bàn tay ôm vòng qua người trẻ và dùng hai ngón tay cái để thực hiện ép tim. Nếu bạn có 2 người cùng tham gia sơ cứu, một người còn lại có thể giữ thông đường thở để trẻ thở được dễ dàng.

wellbeing-so-cuu

THỔI NGẠT HAI LẦN

Quay trở thổi ngạt HAI lần. Lặp lại 30 lần ép tim sau hai lần thổi ngạt (30: 2) trong một phút. Gọi 115 để được trợ giúp khẩn cấp nếu điều này chưa được thực hiện.

TIẾP TỤC CPR

Tiếp tục CPR (30: 2) cho đến khi: trợ giúp khẩn cấp đến, trẻ có dấu hiệu đáp ứng - chẳng hạn như ho, mở mắt, nói hoặc cử động có chủ ý - và bắt đầu thở bình thường; hoặc bạn quá mệt mỏi để tiếp tục.

wellbeing-so-cap-cuu

CAUTION: CẢNH BÁO

■ Nếu bạn chưa được đào tạo về CPR, hoặc bạn không sẵn sàng hoặc không thể thổi ngạt, bạn có thể chỉ ép tim. Dịch vụ cấp cứu sẽ cung cấp hướng dẫn CPR chỉ gồm ép tim cho bạn.

■ Nếu trẻ nôn, hãy đẩy trẻ ra xa bạn và để trẻ nằm nghiêng, quay đầu trẻ về phía sàn để chất nôn có thể chảy ra ngoài. Làm sạch miệng trẻ, sau đó ngay lập đặt trẻ nằm ngửa trở lại và tiếp tục CPR.

■ Nếu có nhiều hơn một tham gia CPR, hãy đổi sau mỗi 1-2 phút, sao cho thời gian gián đoạn CPR là ít nhất giữa mỗi lần thay đổi người.

■ Nhờ người trợ giúp đi tìm máy khử rung bên ngoài tự động (AED) với miếng dán dành cho trẻ em.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay