Các khóa học đã đăng ký

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT NẾU BỊ NGẠT KHÓI! | WELLBEING

Bài viết được viết bởi Trịnh Hương Ly | Chuyên gia tập huấn dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Nếu bạn đã từng bị hoặc chứng kiến ai đó bị ngạt khói, nhận diện các triệu chứng và thực hiện hành động sơ cấp cứu là rất quan trọng. Tuy nhiên, ngạt khói có thể để lại các ảnh hướng xấu lâu dài nên cần được chẩn đoán và chữa trị cũng như phòng tránh đúng cách.

wellbeing-ngat-khoi

Chẩn đoán ngạt khói như thế nào?

Chẩn đoán ngạt khói sẽ được thực hiện bởi bác sĩ tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên nghiệp khác. Để chẩn đoán ngạt khói, bác sĩ sẽ cần các thông tin như nguồn gốc khói mà bạn hít phải, nạn nhân đã hít phải khói trong thời gian bao lâu là lượng khói đã hít phải là bao nhiêu. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số kiểm tra như chụp x-quang ngực, thử máu và nội soi phế quản.

Điều trị ngạt khói

Điều trị ngạt khói có thể bao gồm:

Ôxy

Oxy là phần quan trọng nhất trong điều trị ngạt khói. Nó được áp dụng thông qua mặt nạ, ống mũi hoặc qua ống thở đưa vào cổ họng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Oxy hóa (Hyperbaric oxygenation - HBO)

HBO được sử dụng để điều trị ngộ độc CO - carbon monoxide. Nạn nhân sẽ được đặt trong buồng nén và được cung cấp oxy với liều lượng cao. Oxy hòa tan vào huyết tương để các mô của nạn nhân có thể nhận oxy trong khi CO được loại bỏ khỏi máu.

Thuốc

Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng ngạt khói. Thuốc giãn phế quản có thể được dùng để thư giãn cơ phổi và mở rộng đường thở. Thuốc kháng sinh có thể được dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng. Các loại thuốc khác có thể được dùng để điều trị ngộ độc hóa chất

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu nạn nhân đã được điều trị ngạt khói nhưng sau đó bị sốt, nạn nhân cần gặp bác sĩ ngay lập tức vì có thể đã bị nhiễm trùng. Nếu bản thân bạn là nạn nhân, hãy gọi 115 nếu có bất kì triệu chứng nào sau đây:

  • Ho hoặc nôn ra máu

  • Đau ngực

  • Nhịp tim tăng nhanh hoặc bất thường

  • Xuất hiện các vấn đề hô hấp

  • Thở khò khè

  • Môi hoặc móng tay bầm xanh.

Điều trị tại nhà

wellbeing-ngat-khoi

Bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, có một số việc nạn nhân có thể làm tại nhà để đạt hiệu quả điều trị cao hơn:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

  • Ngủ trong tư thế kê cao đầu hoặc sử dụng gối để giúp việc thở dễ dàng hơn.

  • Không hút thuốc và hạn chế hút thuốc thụ động

  • Hạn chế/Tránh các tác nhân gây kích thích phổi như không khí nóng, lạnh, ẩm hoặc khô quá mức.

  • Thực hiện bất kỳ bài tập thở nào theo chỉ dẫn của bác sĩ, còn được gọi là liệu pháp vệ sinh phế quản.

Phục hồi, hệ quả lâu dài và triển vọng

Tiềm năng phục hồi từ ngạt khói là khác nhau đối với mỗi người và phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các chấn thương. Nó cũng phụ thuộc vào sức khỏe phổi tổng thể của bạn trước khi bị thương. Sẽ mất thời gian để phổi của bạn hồi phục hoàn toàn và bạn có thể sẽ tiếp tục dễ cảm thấy khó thở và mệt mỏi hơn trong một thời gian.

Những người bị sẹo có thể bị khó thở trong suốt quãng đời còn lại. Khàn giọng trong một khoảng thời gian cũng là tình trạng phổ biến ở những người ngạt khói.

Bạn có thể được cho dùng thuốc để uống trong khi bạn hồi phục. Bạn có thể cần thuốc hít lâu dài và các loại thuốc khác để giúp bạn thở tốt hơn, tùy thuộc vào thiệt hại mà ngạt khói gây ra cho phổi của bạn. Chăm sóc theo dõi là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi của bạn. Hãy tuân thủ tất cả các cuộc hẹn theo dõi theo lịch trình với bác sĩ để đảm bảo cho sự phục hồi của cơ thể.

Phòng ngừa ngạt khói

wellbeing-ngat-khoi

Để phòng ngừa ngạt khói, bạn có thể làm các việc sau:

  • Lắp đặt thiết bị báo khói trong mọi phòng ngủ, bên ngoài mỗi khu vực ngủ và trên mọi tầng trong nhà của bạn.

  • Lắp đặt máy dò CO bên ngoài khu vực ngủ ở mỗi tầng trong nhà bạn.

  • Kiểm tra máy dò khói và khí CO hàng tháng và thay pin hàng năm.

  • Lập một kế hoạch thoát hiểm trong trường hợp hỏa hoạn và thực hành nó với gia đình và những người khác sống trong nhà của bạn.

  • Đừng bỏ thuốc lá, nến hoặc máy sưởi mà không giám sát. Dập tắt và vứt bỏ tàn thuốc đúng cách

  • Không bao giờ rời khỏi bếp trong khi nấu ăn.

Ghi nhớ

Nạn nhân ngạt khói cần được chăm sóc y tế ngay lập tức ngay cả khi không có triệu chứng rõ ràng. Điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn và tử vong.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay