Các khóa học đã đăng ký

NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM NGAY KHI CHẤN THƯƠNG XƯƠNG ĐÒN (XƯƠNG QUAI XANH) | WELLBEING

Trịnh Hương Ly – Chuyên gia tập huấn Sơ cấp cứu

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Xương quai xanh hay xương đòn được nhìn như một biểu tượng của sự mảnh mai, quyến rũ ở phụ nữ và cả đàn ông. Tuy nhiên, các chấn thương ở xương đòn có thể có các biến chứng nếu không được sơ cấp cứu và chữa lành đúng cách.

wellbeing-xuong-quai-xanh

Chấn thương xương đòn có thể xảy ra ngay cả ở trẻ sơ sinh

Xương đòn tạo thành “thanh chống” giữa xương vai và đầu xương ức để nâng đỡ cánh tay. Chấn thương trực tiếp hiếm khi gây gãy xương đòn. Phần lớn nguyên nhân là chấn thương gián tiếp. Ở chấn thương gián tiếp, lực truyền qua cánh tay hoặc qua vai tác động đến xương đòn, kết quả là gãy xương đòn.  Nguyên nhân phổ biến của gãy xương đòn bao gồm té ngã, chấn thương thể thao và chấn thương do tai nạn giao thông. Trẻ sơ sinh đôi khi có thể bị gãy xương đòn trong quá trình sinh nở.

Nếu nạn nhân bị gãy xương đòn, ngay lập tức tìm kiếm sự trợ giúp y tế chuyên nghiệp. Hầu hết các trường hợp gãy xương hoặc chấn thương đòn có thể chữa lành tốt với băng, thuốc giảm đau, năng nâng, vật lý trị liệu và thời gian. Nhưng một ca gãy phức tạp có thể cần phải phẫu thuật để sắp xếp lại xương gãy và cấy ghép các tấm, ốc vít hoặc que vào xương để giữ xương đúng vị trí trong quá trình hồi phục. Đầu gãy xương đòn có thể di lệch gây sưng nề và chảy máu vào mô xung quanh cũng như là biến dạng vai.

Các yếu tố rủi ro

Xương đòn của một người không cứng hoàn toàn cho đến khoảng 20 tuổi. Điều này khiến trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ bị gãy xương đòn cao hơn người trưởng thành. Nguy cơ gãy xương đòn giảm sau 20 tuổi, nhưng sau đó tăng trở lại ở người lớn tuổi khi độ cứng của xương giảm theo tuổi tác.

Biến chứng

Hầu hết các xương đòn bị gãy có thể lành mà không gặp khó khăn gì. Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Chấn thương thần kinh hoặc mạch máu: Các đầu bị lởm chởm của xương đòn bị gãy có thể làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu gần đó. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp ngay lập tức nếu nạn nhân nhận thấy tê hoặc lạnh ở cánh tay hoặc bàn tay.

  • Khả năng chữa lành kém hoặc chậm: Một xương đòn bị gãy nghiêm trọng có thể chữa lành từ từ hoặc không thực sự lành hoàn toàn.

  • Xuất hiện u xương: Là một phần của quá trình chữa lành, nơi xương đan lại với nhau tạo thành một cục xương. Khối u này dễ nhìn thấy vì nó gần với da. Hầu hết các khối u biến mất theo thời gian, nhưng một số là vĩnh viễn.

  • Viêm xương khớp: Một ca gãy xương liên quan đến các khớp nối xương đòn của bạn với xương bả vai hoặc xương ức của bạn có thể làm tăng nguy cơ bị viêm khớp ở khớp đó.

Các dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương xương đòn 

  • Đau tăng khi cử động vai

  • Sưng

  • Bầm tím

  • Một chỗ phình trên hoặc gần vai

  • Có âm thanh lạo xạo khi nạn nhân cố gắng di chuyển vai

  • Cứng hoặc không có khả năng di chuyển vai

  • Trẻ sơ sinh thường sẽ không cử động cánh tay trong vài ngày sau khi bị gãy xương đòn trong quá trình sinh.

  • Bệnh nhân nỗ lực tìm tư thế để giãn cơ và giảm đau; bệnh nhân có thể đỡ khuỷu tay và nghiêng đầu về bên tổn thương.

Nguyên nhân gây gãy xương đòn

Nguyên nhân phổ biến của xương đòn bị gãy bao gồm:

  • Ngã, chẳng hạn như ngã vào vai hoặc khi tay đang dang ra của bạn.

  • Chấn thương thể thao, chẳng hạn như một cú đánh trực tiếp vào vai

  • Chấn thương xe do tai nạn xe hơi, xe máy hoặc xe đạp.

  • Chấn thương trong quá trình sinh nở.

wellbeing-xuong-quai-xanh

Mục tiêu sơ cấp cứu

  • Bất động vai, tay bị tổn thương

  • Vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Bạn cần làm gì?

  1. Giúp bệnh nhân ngồi xuống. Giúp bệnh nhân gấp khuỷu 90 độ, đưa tay qua người ở tư thế cơ năng – tư thế bệnh nhân cảm thấy dễ chịu nhất.

  2. Hỗ trợ tay bên bị thương bằng nẹp.  

  3. Ngoài ra, có thể cố định tay bị thương vào ngực bằng băng cuộn quanh ngực và nẹp. Khi đã cố định xong, bệnh nhân sẽ thấy dễ chịu hơn.

  4. Đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Cách băng đỡ tay

Bước 1: Sử dụng một tấm băng tam giác lớn, luồn xuống phía dưới cánh tay của nạn nhân, với đầu băng chỉ về phía khuỷu tay bị thương.

Bước 2: Gấp băng lên.

Bước 3: Túm gọn lại ở phần đầu băng sau vai và bắt đầu vặn xoắn lại.

Bước 4: Thắt nút ở bên vai không bị thương.

Bước 5: Để cố định, đặt một miếng băng lớn ngang qua và buộc ở bên đối diện, phía dưới nách.

wellbeing-xuong-quai-xanh

Kiểm tra lại phần băng dựa trên những yếu tố sau:

  • Nút buộc ở phía bên của cổ nạn nhân

  • Tay được che phủ hoàn toàn và được nâng đỡ, để lộ các ngón tay để có thể kiểm tra tuần hoàn máu.

  • Tấm băng lớn cuối cùng cố định được tay, vai của nạn nhân.

CẢNH BÁO

  • Không cho phép bệnh nhân ăn hoặc uống vì gây mê có thể tiến hành khi cần thiết.

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay