Các khóa học đã đăng ký

Ngộ độc thuốc và những biểu hiện bạn cần biết| Wellbeing

BS Nguyễn Hoàng Nguyên – Điều phối dự án Sơ cứu nhanh Giành sự sống 

Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing

Ngộ độc thuốc có thể do dùng quá liều thuốc tự mua hoặc kê đơn, cũng có thể do lạm dụng thuốc hoặc các thuốc sử dụng chung phản ứng với nhau. Sẽ có sự khác nhau giữa các phản ứng ngộ độc thuốc tùy thuộc vào loại thuốc và đường dùng. Hãy cung cấp thông tin các loại thuốc được nạn nhân sử dụng (nếu biết) càng nhiều càng tốt cho nhân viên y tế khi bạn gọi cấp cứu.

1. Ngộ độc thuốc có những biểu hiện gì?

Ngộ độc thuốc có các biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc. Thuốc được sử dụng theo đường hít hoặc tiêm sẽ gây ngộ độc sớm hơn so với thuốc sử dụng theo đường uống. Các loại thuốc sử dụng đường uống thường biểu hiện rối loạn tiêu hóa là chủ yếu. Dưới đây sẽ làm một số biểu hiện ngộ độc các loại thuốc thường gặp:

Nhóm thuốc

Tên thuốc

Dấu hiệu

Thuốc giảm đau

Aspirin (uống)

- Đau thượng vị

- Buồn nôn, nôn

- Ù tai

- Thở dài

- Lú lẫn và mê sảng

- Chóng mặt

 

Paracetamol (uống)

- Ban đầu ít biểu hiện sau đó buồn nôn, nôn

- Tổn thương gan không hồi phục (thường xảy ra trong 3 ngày)

Thuốc ngủ

Seduxen (uống)

- Lơ mơ và buồn ngủ

- Mất ý thức

- Thở nông

- Mạch yếu, loạn nhịp, nhịp nhanh hoặc chậm

Chất kích thích và gây ảo giác

Amphetamine (thuốc lắc)

Ma túy tự chế

- Hưng phấn, kích thích

- Vã mồ hôi

- Run tay

- Ảo giác, bao gồm ảo thanh hoặc ảo thị 

- Giãn đồng tử

Thuốc phiện

Morphine, heroin (thường theo đường tiêm)

- Co đồng tử 

- Chậm chạp lú lẫn, mất phản ứng, có thể mất ý thức

- Hơi thở nông, chậm, có thể ngừng thở

- Viết tiêm chích, có thể nhiễm trùng

- Buồn nôn và nôn

- Đau đầu

Dung môi

Keo chó, xăng thơm (hít)

- Ảo giác

- Không còn phản ứng 

- Đôi khi có ngừng thở

Chấy gây mê 

Ketamine

- Buồn ngủ

- Thở nông

- Ảo giác

 

2. Xử trí khi gặp nạn nhân ngộ độc thuốc

Mục tiêu của chúng ta khi gặp các trường hợp ngộ độc thuốc đó là duy trì hô hấp và tuần hoàn cho nạn nhân và bố trí đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Để giúp nạn nhân có thể hạn chế các biến chứng do ngộ độc thuốc cũng như giúp ích cho nhân viên y tế khi cấp cứu nạn nhân, chúng ta hãy thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Nếu nạn nhân còn phản ứng, hãy đưa họ về tư thế thoải mái. Bình tĩnh hỏi xem nạn nhân đã sử dụng thuốc gì. Trấn an nạn nhân trong khi sử dụng 

- Bước 2: Gọi cấp cứu 115. Thông báo cho tổng đài nếu bạn thấy nạn nhân có những dấu hiệu của ngộ độc thuốc. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sống của nạn nhân, bao gồm tần số mạch, nhịp thở và nhiệt độ trong khi chờ đợi sự trợ giúp.

- Bước 3: Giữ lại một phần chất nôn của nạn nhân để xét nghiệm. Tìm kiếm hoặc xác định loại thuốc nạn nhân đã uống thông qua các hộp rỗng, vỏ để gần nạn nhân. Chuyển các loại vỏ hộp hoặc mẫu cho nhân viên y tế.

Chú ý: 

- Không gây nôn cho bệnh nhân

- Nếu nạn nhân không còn phản ứng, hãy khai thông đường thở và kiểm tra hơi thở của nạn nhân.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay