Các khóa học đã đăng ký

Cách sử dụng máy khử rung tim/máy sốc tim/máy aed | WELLBEING

BS Hoàng Văn Cường | Tập huấn viên Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống
Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Bạn có biết rằng chỉ 9% nạn nhân ngừng tim sống sót để có thể ra viện. Nhưng nếu được cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay lập tức sẽ có đến 30% nạn nhân có mạch đập trở lại. Và bạn có tin được không nếu cấp cứu ngừng tuần hoàn (hồi sức tim phổi) cho nạn nhân mà có kết hợp sử dụng máy khử rung tim tự động ngoài lồng ngực (AED) thì sẽ có tới 67% nạn nhân sống sót. Vì vậy, tầm quan trọng của máy AED là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn biết cách sử dụng máy AED nhé! Hãy cùng tôi nhắc lại những kiến thức này trong bài viết dưới đây.
                  Tham khảo các dòng máy sốc điện/máy khử rung tim/máy AED: TẠI ĐÂY


1. Các thao tác thực hiện trên máy AED?
Nếu đứng trước một nạn nhân ngừng tuần hoàn, bạn sẽ làm gì? Bạn nghĩ sẽ ngay lập tức thực hiện các bước hồi sức tim phổi là ép tim và thổi ngạt cho nạn nhân, tuy nhiên bạn có nghĩ rằng lúc đó mình sẽ đủ bình tĩnh để thực hiện chính xác các thao tác không. Vì vậy, nếu có một chiếc máy hỗ trợ bạn khi thực hiện sơ cấp cứu thì sao? Máy AED sẽ là “người trợ thủ” đắc lực của bạn.
Có rất nhiều dòng máy AED khác nhau, tuy nhiên các bước thao tác trên các máy này sẽ gần như tương tự. Các bước thao tác như sau:

Bước 1: Khởi động máy (có thể gạt tay cầm máy hoặc ấn nút khởi động trên máy).
Bước 2: Thực hiện các bước theo hướng dẫn bằng hình ảnh và lời nói của máy. Thông thường sẽ là dán các điện cực lên ngực nạn nhân.
Nhưng hãy lưu ý rằng, bạn cần bộc lộ lồng ngực nạn nhân trước khi dán các miếng dán điện cực.
Bước 3: Máy sẽ phân tích nạn nhân. Có 2 khả năng sẽ xảy ra tiếp theo:
+ Máy AED thông báo nạn nhân cần thực hiện sốc điện. Người sơ cấp cứu sẽ nhấn nút sốc điện trên máy, dòng điện lúc này sẽ ngay lập tức được phóng qua người nạn nhân để khử rung tim, hỗ trợ tim nạn nhân có thể đập bình thường trở lại.
Lưu ý: Trước khi quá trình này xảy ra, yêu cầu tất cả mọi người tránh xa và không được chạm vào người nạn nhân.
+ Máy AED thông báo nạn nhân không cần sốc điện, khi này máy sẽ hướng dẫn người sơ cấp cứu thực hiện các bước hồi sức tim phổi (CPR) là ép tim và thồi ngạt cho nạn nhân. Một điểm đặc biệt khi bạn sử dụng máy AED kết hợp với CPR đó là máy sẽ đưa ra cho bạn hướng dẫn về tần số ép tim chuẩn, đúng tốc độ (có thể cả áp lực ép tim) khi bạn thực hiện thao tác này.
Tất cả hướng dẫn này, sẽ giúp bạn bình tĩnh và thực hiện các thao tác chính xác nhất.


                  Tham khảo các dòng máy sốc điện/máy khử rung tim/máy AED: TẠI ĐÂY
2. Quy trình thực hiện CPR kết hợp với AED:
Hãy luôn nhớ rằng, khi gặp nạn nhân ngừng tim việc đầu tiên bạn cần làm là CPR cho nạn nhân, trong lúc gọi người hỗ trợ đi tìm kiếm máy AED, đừng chần chừ vì lúc này mỗi phút qua đi có thể làm giảm từ 7% đến 10% nạn nhân được cứu sống. Quy trình thực hiện CPR kết hợp với máy AED như sau:
Đầu tiên: sử dụng máy AED để phân tích và sốc điện cho nạn nhân nếu được yêu cầu.
Sau đó: thực hiện CPR trong vòng 2 phút cho nạn nhân theo hướng dẫn của máy
Lặp đi lặp lại chu kỳ này cho tới khi nạn nhân tỉnh lại hoặc nhận được sự giúp đỡ của nhân viên y tế.


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay