Các khóa học đã đăng ký

7 Lưu ý khi sử dụng máy khử rung tim/máy sốc tim/máy AED | WELLBEING

Bs Hoàng Văn Cường| Tập huấn viên Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống
Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Đừng chủ quan rằng bạn đã biết cách sơ cấp cứu cho nạn nhân ngừng tim và thành thạo sử dụng máy khử rung tim tự động ngoài lồng ngực (AED). Vì khi đặt vào tình huống khẩn cấp, bạn khó có thể giữ được bình tĩnh để thực hiện các thao tác một cách chính xác nhất. Chuẩn bị thật kỹ khi bạn không thể lường trước được những điều sẽ xảy ra trong tương lai là việc làm cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ tới các bạn 7 lưu ý khi sử dụng máy AED kết hợp với kỹ năng hồi sức tim phổi (CPR) cho nạn nhân ngừng tim.

1. Luôn nhớ rằng, phải thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) ngay lập tức!
Cứ mỗi phút qua đi giảm từ 7% đến 10% khả năng sống sót của nạn nhân. VÌ vậy, hãy ngay lập tức hồi sức tim phổi để giúp nạn nhân có máu và oxy đi nuôi cơ thể. Đừng lãng phí thời gian tìm kiếm máy AED, nếu có người hỗ trợ trong lúc bạn thực hiện CPR hãy nhờ họ lấy giúp.

2. Cẩn thận máy AED Trainer.

Máy AED Trainer được tạo ra để phục vụ cho quá trình tập huấn sử dụng máy AED, tuy hình dáng bên ngoài, các thao tác sử dụng và cách thức hoạt động tương đối giống với máy AED thật nhưng các chức năng đã bị tối giản đi rất nhiều. Một điều quan trọng nữa là máy AED Trainer không có khả năng sốc điện như máy thật. Vì vậy, nếu sử dụng nhầm máy AED trainer để cấp cứu cho nạn nhân thì sẽ không có hiệu quả.

Hãy chú ý các thông tin được ghi bên ngoài thân máy, các máy AED trainer đều sẽ được ghi rõ ràng đây là máy dùng để tập huấn, còn máy thật thì sẽ không có các thông tin này.
                      Tham khảo các dòng máy sốc điện/máy khử rung tim/máy AED: TẠI ĐÂY
3. Máy AED đã sốc điện bao nhiêu lần.

Pin của một máy AED chỉ đủ năng lượng để thực hiện được một số lần sốc điện nhất định. Ví dụ với máy AED HS1 của hãng Philips, trong 1 chu kỳ pin máy chỉ có thể sốc điện được tối đa 200 lần. Do vậy, nếu máy AED đã thực hiện quá số lần sốc điện này, năng lượng còn lại của pin sẽ không đủ để máy tiếp tục hoạt động hiệu quả.
Nếu máy không sử dụng được, bạn chỉ cần CPR cho nạn nhân. Đừng cố tìm kiếm chiếc máy khác vì điều này đang lãng phí thời gian bạn có thể cứu nạn nhân. Trong trường hợp bạn có người hỗ trợ cùng thực hiện sơ cấp cứu, hãy nhờ họ tìm kiếm một chiếc máy AED khác.

4. Pin của máy đã được thay mới từ bao giờ?

Như đã trình bày phía trên về số lần sốc tối đa trong 1 chu kỳ pin, đồng thời nếu để trong thời gian dài năng lượng của pin cũng sẽ hao đi. Việc năng lượng pin giảm sẽ làm chậm tốc độ phân tích của máy.
Vì thế nhà sản xuất luôn yêu cầu rằng, mỗi lần thay pin sẽ có nhãn dán rõ ràng thời gian thay, để người sử dụng có thể cân nhắc sử dụng máy AED này hay không. Cũng như phục vụ cho những lần bảo trì, thay pin tiếp theo. Thời giant hay pin khuyến nghị của nhà sản xuất là 5 năm kể từ lần thay pin trước.
                      Tham khảo các dòng máy sốc điện/máy khử rung tim/máy AED: TẠI ĐÂY
5. Điện cực trẻ em hay người lớn.

Năng lượng cú sốc điện đối với người lớn và trẻ em (trẻ từ 1-8 tuổi hoặc có cân nặng dưới 25 kg) khác nhau vì năng lượng này đươc tính theo cân nặng của nạn nhân. Đồng thời với mỗi đối tượng khác nhau, cách đặt điện cực cũng sẽ khác nhau. Do vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng điện cực phù hợp với đối tượng sơ cấp cứu.
Lưu ý: Đối với một số máy AED có điện cực có thể dùng chung cho cả người lớn và trẻ em, bạn hãy lưu ý nút công tắc và chuyển chế độ sao cho phù hợp với nạn nhân trước khi tiến hành sơ cấp cứu.

6. Đảm bảo các điều kiện trên người nạn nhân để máy hoạt động hiệu quả.

Có một số lưu ý trước khi gắn điện cực lên người nạn nhân mà có thể bạn sẽ bỏ qua nên tôi sẽ tổng hợp lại cho các bạn ngay phía dưới đây:
Tháo các đồ vật kim loại trên người nạn nhân ra: Đồng hồ, thắt lưng da, vòng tay, vòng cổ,…và điện thoại vì những vật dụng này có thể làm ảnh hưởng tới quá trình phân tích và sốc điện của máy AED.
Nếu nạn nhân có quá nhiều lông ngực và làm cản trở hiệu quả của miếng dán thì tốt nhất nên cạo sạch lông ngực trước khi dán điện cực.
Mồ hôi hoặc nước sẽ làm giảm hiệu quả của cú sốc điện. Do đó, nếu người nạn nhân nhiều mồ hôi hoặc được cứu từ dưới nước lên bạn cần lau khô người nạn nhân trước khi sử dụng máy AED.
                      Tham khảo các dòng máy sốc điện/máy khử rung tim/máy AED: TẠI ĐÂY
7. Tuyệt đối không chạm vào người nạn nhân trong lúc máy đang phân tích hay sốc điện.

Trong khi sử dụng, máy sẽ phân tích các chỉ số của nạn nhân để đưa ra quyết định có sốc điện hay không? Khi đó, bạn cần lưu ý:
Khi máy đang phân tích, việc chạm vào người nạn nhân có thể làm sai lệch kết quả phân tích.
Dòng điện từ máy AED phóng ra có thể khiến tim ngừng đập trong một khoảng thời gian để tạo điều kiện cho tim đập bình thường trở lại. Vì thế nếu một người khỏe mạnh chịu tác dụng của dòng điện này sẽ vô cùng nguy hiểm.


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay