Cha mẹ đã biết xử trí khi có dị vật trong mắt trẻ? | Wellbeing
Ngô Thị Sáng | Chuyên gia tập huấn dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống
Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing
Những vết thương ở mắt thường là nguyên nhân gây viêm nhiễm, sẹo trên bề mặt mắt, thậm chí đe dọa thị lực của trẻ nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc không để ý, chú tâm và biết cách sơ cứu đúng. Do đó đòi hỏi cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần biết cách xử trí đúng khi có dị vật trong mắt trẻ.
1. Sai lầm cha mẹ và người chăm sóc trẻ thường xử trí khi có dị vật trong mắt trẻ
Những dị vật trong mắt như côn trùng, phấn hoa, cát, bụi… là những trường hợp khá phổ biến gặp phải ở trẻ. Tuy nhiên hầu hết các phụ huynh và người chăm sóc trẻ đều xử trí không đúng cách và mắc phải sai lầm phổ biến sau đây:
Yêu cầu trẻ lấy tay dụi mắt để đẩy dị vật ra ngoài
Hành động này có thể khiến mắt bị tổn thương nhiều hơn. Bởi nếu dị vật là những thứ cứng như mảnh vụn thủy tinh, móng tay, cát… khi bị chà xát trong mắt sẽ làm giác mạc bị xước, tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Còn nếu dị vật là côn trùng thì việc dụi mắt có thể khiến chúng tăng tiết nhiều độc tố gây nguy hiểm cho mắt và gây kích ứng mắt.
2. Cách xử trí khi có dị vật trong mắt trẻ
Cha mẹ và người chăm sóc trẻ hãy tiến hành các bước xử trí sau:
- Yêu cầu trẻ không được dụi mắt hay cử động mắt. Nếu mắt lành của trẻ cử động thì bắt bị thương cũng sẽ chuyển động theo, gây tổn thương thêm cho mắt.
- Giúp trẻ ngồi đối diện với nguồn sáng, tách hai mí mắt bên bị thương, bảo trẻ nhìn sang phải, trái, lên trên, xuống dưới để kiểm tra kỹ mắt của trẻ.
- Nếu bạn thấy dị vật trên bề mặt mắt, hãy cố gắng rửa trôi bằng nước sạch bằng cách cho trẻ nghiêng đầu về bên mắt có dị vật rồi dùng bình nước lạnh (loại có tay cầm và vòi) rót nhẹ vào góc mắt trẻ.
- Nếu dị vật nằm dưới mí mắt, với trẻ lớn, bạn có thể bảo trẻ làm sạch chúng bằng cách tự nâng mí mắt trên trùm lên mí mắt dưới. Với trẻ nhỏ hơn, bạn phải nâng mí mắt giúp trẻ; nếu cần, trước khi làm hãy lấy khăn quấn quanh người trẻ để trẻ không gạt tay bạn ra.
- Nêu sau những hành động trên, bạn vẫn không thể lấy dị vật ra, hãy khuyến khích trẻ giữ nguyên mắt và che mắt bị tổn thương bằng một tấm gạch vô khuẩn, vỗ về trẻ và đưa trẻ đi viện.
Chú ý:
- Hãy nhớ KHÔNG chạm hoặc cố gắng loại bỏ dị vật đã dính hoặc bị gim sâu vào mắt. Trong trường hợp này, hãy đưa trẻ đi viện.
- Nếu mắt trẻ vẫn đỏ hoặc đau sau khi lấy dị vật ra, hãy đưa trẻ đi viện.
Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây