Các khóa học đã đăng ký

Băng gạc - Những điều bạn cần biết (Phần 1)| Wellbeing

Bài viết được viết bởi Phạm Hải Anh | Chuyên viên tập huấn, dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

bang-gac-wellbeing-1

Bạn nên luôn luôn che phủ một vết thương bằng băng gạc do điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi có chảy máu nghiêm trọng, băng gạc có thể giúp quá trình đông máu bằng cách ấn mạnh lên vết thương. Luôn sử dụng một tấm gạc vô khuẩn được đóng gói với băng cuộn gắn liền (phía đối diện) mỗi khi có thể. Nếu không có sẵn như vậy, dùng tấm gạc vô khuẩn. Ngoài ra, bất cứ vật liệu sạch, không bông nào cũng có thể được sử dụng để tạm thời che phủ vết thương. Bảo vệ các vết cắt nhỏ bằng băng cá nhân.

I. CÁC QUY TẮC SỬ DỤNG BĂNG GẠC

Khi cầm nắm hoặc sử dụng băng gạc, có một số các quy tắc cần tuân thủ. Điều này giúp bạn sử dụng chính xác; chúng cũng giúp bảo vệ nạn nhân và bạn khỏi nhiễm trùng chéo.

  • Luôn luôn đeo găng tay dùng một lần, nếu chúng có sẵn, trước khi bắt đầu băng.

  • Che phủ vết thương bằng băng gạc có kích thước lớn hơn cạnh của vết thương.

  • Cầm vào cạnh miếng băng gạc, giữ ngón tay cách xa vùng sẽ chạm vào vết thương.

  • Đặt miếng băng gạc trực tiếp lên trên vết thương; không trượt nó vào từ cạnh.

  • Loại bỏ và thay thế bất cứ tấm băng gạc nào trượt ra khỏi vị trí.

  • Nếu bạn chỉ có một tấm băng gạc vô khuẩn, dùng nó để che phủ vết thương, và đặt một tấm vật liệu sạch khác lên trên nó.

  • Nếu máu thấm qua tấm băng gạc, đừng loại bỏ nó; thay vì thế, đặt một tấm băng gạc khác lên trên. Nếu máu thấm qua tấm băng gạc thứ hai, loại bỏ cả hai tấm hoàn toàn và sử dụng một tấm băng gạc mới, đảm bảo là bạn ép đủ áp lực lên điểm chảy máu.

  • Sau khi xử lý một vết thương, vứt bỏ găng tay, băng gạc đã dùng và vật dụng dính đất vào túi nhựa thích hợp, lý tưởng nhất là túi chất thải y tế (bên dưới). Giữ lại găng trên tay bạn cho tới khi bạn kết thúc việc chạm vào các vật có thể bị ô nhiễm, sau đó cho chúng vào túi chất thải.

II. CÁCH DÙNG BĂNG GẠC VẾT THƯƠNG VÔ KHUẨN

Loại băng vết thương này bao gồm một tấm che phủ vết thương gắn với một băng cuộn. Tấm phủ là một miếng gạc được lót mặt sau bởi một lớp bông cotton hoặc đệm.

Băng gạc vô khuẩn có sẵn từng chiếc trong gói riêng biệt với nhiều cỡ. Chúng được đóng gói trong bao bì bảo vệ để giữ được vô khuẩn. Một khi bao bì của loại băng gạc này bị rách, thì băng gạc không còn vô khuẩn nữa.

Chú ý

  • Nếu băng gạc trượt ra khỏi vị trí, loại bỏ nó và thay thế bằng một miếng mới.

  • Cẩn thận không làm suy giảm tuần hoàn ở vị trí trên nơi băng cuộn.

Các bước sử dụng 

  • Xé bao bì và loại bỏ giấy gói. Tháo một số băng cuộn ra, cẩn thận không làm rơi cuộn băng hoặc chạm vào tấm gạc phủ.

  • Mở tấm gạc phủ, và đặt nó trực tiếp lên vết thương. Ép băng cuộn lên mỗi phía của tấm gạc phủ khi bạn đặt nó lên trên vết thương.

  • Cuộn đầu ngắn của băng cuộn một vòng quanh chi và tấm gạc phủ để cố định.

  • Cuộn đầu còn lại (đầu dẫn) của băng cuộn quanh chi để che phủ toàn bộ tấm gạc phủ. Để đầu ngắn của băng cuộn thả tự do.

  • Để cố định băng cuộn, thắt hai đầu băng thành nút dẹt. Thắt nút trực tiếp lên trên tấm gạc phủ để duy trì áp lực chặt lên vết thương.

  • Khi đã cố định băng cuộn, kiểm tra tuần hoàn của chi ở phần phía trên nó. Nới lỏng băng cuộn nếu nó quá chặt, sau đó băng lại. Kiểm tra mỗi mười phút.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

                                                                                               (Còn tiếp)

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay