Các khóa học đã đăng ký

Băng gạc - Những điều bạn cần biết (Phần 2) | Wellbeing

Bài viết được viết bởi Phạm Hải Anh | Chuyên viên tập huấn, dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

bang-gac-wellbeing-5

Sử dụng băng gạc che phủ vết thương giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Bằng cách ấn mạnh lên vết thương, băng gạc có thể làm giảm tình trạng chảy máu. Bài viết trước, Wellbeing đã giới thiệu đến bạn đọc các quy tắc sử dụng băng gạc và cách dùng băng gạc vết thương vô khuẩn. Trong bài viết này, hãy cùng Wellbeing tìm hiểu chi tiết hơn về các loại gạc nhé!

1. GẠC VÔ KHUẨN VÀ GẠC PHỦ

Nếu không có gạc phủ vết thương vô khuẩn cùng với băng cuộn sẵn có, hãy dùng một tấm gạc vô khuẩn hoặc vài miếng gạc để tạo thành một tấm. Đảm bảo là tấm gạc đủ lớn để che phủ hết các cạnh của vết thương. Giữ tấm gạc quay xuống dưới; không bao giờ chạm vào phần gạc sẽ tiếp xúc với vết thương. Cố định tấm gạc bằng băng dính. Nếu bạn cần duy trì được áp lực để kiểm soát chảy máu, dùng băng cuộn.

Chú ý

  • Không bao giờ dùng băng dính cuốn quanh toàn bộ chi hoặc ngón do điều này có thể làm suy giảm tuần hoàn.

  • Kiểm tra để chắc rằng nạn nhân không dị ứng với chất keo trước khi dùng băng dính; nếu có dị ứng, dùng gạc và băng cuộn thay thế.

Các bước thực hiện

  • Giữ tấm gạc hoặc tấm gạc phủ bằng cách cầm vào các cạnh, đặt trực tiếp lên vết thương. 

bang-gac-wellbeing-7

  • Cố định tấm gạc bằng băng dính hoặc băng cuộn. 

bang-gac-wellbeing-9

2. CÁC TẤM GẠC TỰ CHẾ

Nếu bạn không có các tấm gạc phù hợp, bất cứ vật liệu nào sạch, không có bông cũng có thể dùng trong tình huống cấp cứu. Nếu sử dụng miếng vải được gấp lại, giữ bằng cách cầm vào các cạnh, mở ra, sau đó gấp lại để bề mặt bên trong sạch hơn được đặt vào vết thương.

Các bước thực hiện

  • Giữ vật liệu bằng các cạnh. Mở nó ra và gấp lại để bề mặt bên trong được lộn ra ngoài.

  • Đặt tấm vải trực tiếp lên vết thương. Nếu cần thiết, che phủ thêm với nhiều vải hơn.

  • Cố định tấm vải bằng băng cuộn hoặc một dải vải sạch, ví dụ như một chiếc khăn quàng cổ.

3. GẠC PHỦ CÓ CHẤT DÍNH

Băng cá nhân, hay gạc dính, rất hữu ích khi cần che phủ các vết cắt hoặc trầy da nhỏ. Chúng chứa một tấm gạc hoặc tấm phủ làm từ cellulose với mặt sau là tấm băng dính, và chúng được đóng gói riêng biệt trong các túi vô khuẩn. Có một vài cỡ có sẵn, cũng như một số hình dạng đặc biệt để sử dụng cho đầu ngón tay, gót chân và khuỷu tay; một số loại còn chống thấm nước. Băng cá nhân chống phồng rộp có một tấm gạc đệm hình ovan. Người làm việc với đồ ăn được yêu cầu phải che phủ các vết thương bằng băng cá nhân có màu dễ thấy và chống thấm nước.

Chú ý

  • Kiểm tra xem nạn nhân có dị ứng với gạc phủ có chất dính hay không. Nếu anh ta dị ứng, sử dụng băng dính ít dị ứng hoặc một tấm gạc và băng cuộn.

Các bước thực hiện

  • Làm sạch và hong khô vùng da xung quanh vết thương. Mở bao bì của băng cá nhân và giữ nó bằng các dải giấy bảo vệ che phủ mặt sau, hướng mặt có gạc xuống dưới.

  • Bóc dải giấy bảo vệ để hở tấm gạc ra, nhưng không bóc bỏ chúng hoàn toàn. Đặt tấm gạc lên vết thương, nhưng không chạm vào bề mặt gạc.

  • Cẩn thận bóc bỏ dải giấy bảo vệ, sau đó ép các cạnh của băng cá nhân xuống. 

bang-gac-wellbeing-8

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm

Băng gạc - Những điều bạn cần biết (Phần 1)

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay