Các khóa học đã đăng ký

LỢI ÍCH CỦA SỐT ĐỐI VỚI CƠ THỂ

Lợi ích của sốt đã được tìm hiểu từ rất lâu, cách đây hơn 2000 Hippocrates đã từng nói “Hãy cho tôi một cơn sốt, tôi sẽ điều trị bệnh nhân của bạn”. Lợi ích có thể kể đến là tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể có khả năng chống chịu lại với các tác nhân gây bệnh.

1. Sốt giúp chúng ta chống lại yếu tố gây bệnh.

Sốt là một phản ứng đặc trưng của động vật hằng nhiệt. Với trung tâm điều nhiệt rất phát triển, các loài động vật này có khả năng hạn chế thải nhiệt để gây sốt. Khi thử tiêm chất gây sốt cho động vật cấp thấp (loài bò sát), người ta nhận thấy rằng nhiệt độ cơ thể chúng tăng cao nhưng không phải là sốt vì chúng không có các biện pháp hạn chế thải nhiệt.

Sốt là phản ứng mang tính chất bảo vệ vì nó cho biết cơ thể đang hoạt động tốt để chống lại sự nhiễm khuẩn. Trên thực tế, người già có phản ứng sốt không rầm rộ nhưng tiến triển bệnh lại thường nặng hơn. Trẻ em sau khi tiêm chủng thường có phản ứng sốt nhẹ. Các thí nghiệm cũng chỉ ra rằng nếu gây sốt trước khi đưa vi khuẩn vào cơ thể thì bệnh thường biểu hiện nhẹ hơn và đôi khi không gây thành bệnh. Bệnh có thể sẽ diễn biến xấu nếu như dùng thuốc hạ sốt sớm cho người bệnh.

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp sốt. Nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ giết chết nhiều vi khuẩn hoặc virus có hại, đồng thời gây ức chế sự tăng trưởng và nhân lên của các tác nhân gây bệnh này. Virus và vi khuẩn thường phát triển ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể người.

Ngoài ra, khi tăng nhiệt độ cơ thể thì sẽ giảm nồng độ của sắt, kẽm và đồng trong máu. Những chất khoáng này bị giảm trong máu khiến cho vi khuẩn không có đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.

Nhiệt độ tăng tạo điều kiện để các tế bào bạch cầu hoạt động mạnh hơn, khả năng ra khỏi lòng mạch đến những nơi bị viêm nhiêm của bạch cầu tăng lên, giúp tăng khả năng nhận diện và loại bỏ tác nhân gây bệnh.

2. Sốt không phải lúc nào cũng có lợi!

Khi sốt cao kéo dài hoặc sốt ở trên những người bệnh có thể trạng yếu, giảm dự trữ thì sẽ gây ra các rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng trong cơ thể. Năng lượng được sử dụng nhiều nhưng cung cấp không đủ làm cho người bệnh rơi vào trạng thái suy kiệt. Ngoài ra, khi sốt cao thì khoảng 4% trẻ nhỏ (từ 6 tháng đến 5 tuổi) sẽ có dấu hiệu co giật.

Sốt kéo dài (sốt trên 3 tuần) có thể gây mất nước, rối loạn điện giải. Các tổn thương thần kinh như đau đầu, chóng mặt cũng sẽ xuất hiện. Thay đổi tiết dịch ở hệ tiêu hóa sẽ làm giảm độ ngon miệng và khả năng thèm ăn, làm nặng hơn quá trình suy kiệt của cơ thể.

3. Vậy thái độ của chúng ta trước một cơn sốt là gì?

Hãy duy trì phản ứng có lợi này của cơ thể: đừng dùng thuốc hạ sốt nếu sốt không có các dấu hiệu nguy hiểm như thay đổi ý thức (lơ mơ, ngủ gà, giảm phản ứng…) hay co giật (thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi).

Giúp cơ thể chịu đựng được các thay đổi, hậu quả xấu của sốt (nếu xuất hiện) và khắc phục bằng cách bù nước hoặc bổ sung vitamin…

Can thiệp hạ sốt khi nhiệt độ cao từ trên 38,5 độ C hoặc quá sức chịu đựng của cơ thể.


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay