CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI ĐAU DẠ DÀY NHƯ THẾ NÀO?
Đau dạ dày là một triệu chứng khá phổ biến của người gặp các vấn đề về dạ dày. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như chế độ sinh hoạt, hút thuốc lá, uống rượu bia, nhiễm vi khuẩn Hp, stress… Trong các nguyên nhân đó, chế độ sinh hoạt, đặc biệt là chế độ ăn uống quyết định rất nhiều đến tình trạng của người có triệu chứng. Vậy người đau dạ dày, cần thực hiện chế độ ăn uống như thế nào?
Có rất nhiều lưu ý đối với người đau dạ dày, trong đó có các lưu ý sau: Ăn chậm nhai kỹ, ăn theo định lượng nhất định, ăn ít thức ăn ngâm muối, ăn thức ăn mềm, chín kỹ, ăn thức ăn có nhiệt độ từ 40-50 độ C.
1. Ăn chậm nhai kỹ.
Dạ dày sẽ tiết ra một lượng acid dịch vị HCl, khi thức ăn được đưa vào. Acid dịch vị này sẽ hỗ trợ việc nhào trộn thức ăn, co bóp dạ dày và tiêu hóa thức ăn để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng. Tuy nhiên khi thức ăn quá to và cứng do chúng ta không nhai kỹ thì lượng acid dịch vị sẽ phải tiết ra nhiều hơn.
Bên cạnh đó, khi thức ăn quá to và cứng thì thời gian tiêu hóa cũng sẽ lâu hơn. Acid dịch vị khi tiết ra quá nhiều trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày. Các ổ loét dần được hình thành khiến việc tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, vùng thượng vị thường xuyên xuất hiện những cơn đau gây ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều. Do đó hãy luôn ăn chậm nhai kỹ!
2. Ăn theo định lượng nhất định.
Lưu ý tiếp theo, đối với bệnh nhân đau dạ dày là cần ăn uống theo định lượng nhất định. Bạn nên ăn đầy đủ 3 bữa/ ngày và ăn đúng giờ. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì như thế sẽ khiến các axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày.
3.Ăn ít thực phẩm ngâm muối.
Trong các loại thực phẩm như cà muối, rau cải muối, kim chi…chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm này cũng chứa một số chất có thể gây ung thư. Ví dụ như trong dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư, nên chúng ta càng không nên ăn quá nhiều.
4. Ăn thức ăn mềm, chín kỹ.
Như chúng ta đều biết, đồ ăn khi được thái nhỏ nấu chín kỹ sẽ giúp hạn chế lượng acid dịch vị tiết ra trong dạ dày. Đồng thời, các món ăn này cũng giúp rút ngắn thời gian tiêu hóa giúp cho dạ dày được nghỉ ngơi nhiều hơn. Những người bị đau dạ dày nên ưu tiên dùng các món ăn được thái nhỏ nấu chín kỹ trong thời gian điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất như: cháo, các món hầm…
5. Ăn thức ăn ở nhiệt độ 40-50 độ C.
Một lưu ý khi bị đau dạ dày nữa đó là thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây ra những tác động đột ngột cho dạ dày và khiến nó co bóp mạnh hơn. Điều này không tốt cho cơ thể cũng như sẽ dẫn đến đau dạ dày nhanh chóng. Dùng thức ăn ấm trong khoảng 40 – 50 độ C là phù hợp và tốt cho dạ dày nhất.
Bên cạnh đó, thức ăn khi để ở một thời gian nhất định, có thể có sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe. Với những thức ăn để qua đêm, tốt nhất bạn nên bảo quản trong tủ lạnh để đảm bảo thức ăn không bị thiu. Trước khi ăn hãy nhớ hâm nóng lại, hoặc quay trong lò vi sóng để món ăn được ngon miệng hơn.
Trên đây là những lưu ý trong chế độ ăn uống của người gặp các vấn đề về dạ dày. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích và thiết thực