Các khóa học đã đăng ký

Ăn uống thế nào để tốt nhất cho con –  4 lưu ý mẹ bầu nên biết| Wellbeing

Nguyễn Thị Hiên| Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Làm mẹ là một thiên chức của người phụ nữ. Được thấy đứa con mình rinh ra mạnh khỏe là một trong những điều tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những đứa trẻ mạnh khỏe, phát  triền bình thường thì cũng có những đứa trẻ sinh ra với một thể trạng không được tốt lắm. Sự khác biệt này có sự liên quan rất lớn với chế độ ăn uống của người mẹ trong thời kỳ mang thai. Vậy, làm thế nào để biết được mẹ bầu có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học?

me-bau-an-uong-wellbeing

Mang thai là một khoảng thời gian mà người phụ nữ mang trong mình một bào thai sơ sinh. Mang thai được chia làm ba giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu thai kỳ ( từ tuần 1- tuần 12): Trong giai đoạn này, cấu trúc cơ thể và hệ thống các cơ quan của em bé phát triển. Cơ thể của mẹ sẽ có những sự thay đổi lớn ban đầu.

  • Giai đoạn giữa thai kỳ ( từ tuần 13- tuần 26). Đây là giai đoạn thai nhi có những sự phát triển nhanh chóng. Giai đoạn này thường được đánh dấu bằng hiện tượng di chuyển và lắng nghe. Mẹ bầu sẽ cảm thấy giảm buồn nôn, khỏe khoắn hơn trong giai đoạn này.

  • Giai đoạn cuối thai kỳ ( tuần 27-tuần 40). Đến tuần 37, em be được coi nư là đã đủ tháng và các cơ quan đã khá hoàn thiện và sẵn sang hoạt động. Giai đoạn này, tư thế em bé sẽ dịch chuyển , đầu chúc xuống dưới.

Mỗi thời kỳ, thai nhi sẽ có những sự thay đổi liên tục, chính vì vậy, mẹ bầu cần phải nhận biết và theo dõi, để em bé có thể phát triển mạnh khỏe. Đặc biệt là những lưu ý sau đây:

1.Mẹ bầu nên ăn uống đa dạng và nhiều chất

me-bau-an-uong-wellbeing

Trong thời kỳ mang thai, mẹ nên ăn uống đủ chất và nhiều hơn bình thường. Đặc biệt vào giai đoạn cuối thai kỳ - mẹ cần bổ sung thêm chất để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi, cũng như dự trữ năng lượng tạo sữa nuôi con sau này. Mẹ bầu nên ăn đủ cả 4 nhóm thức ăn : bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ,  vitamin, khoáng chất.

Các thức ăn mẹ bầu nên ăn cụ thể như:

  • Các thức ăn cung cấp năng lượng dồi dào cho mẹ: Tinh bột, dầu- mỡ

  • Các thức ăn giúp hoàn thiện và phát triển thai nhi: Thịt, trứng, sữa, tôm, cua, cá và các đạm thực vật như : đậu, lạc, vừng

  • Các thực phẩm chứa nhiều Vitamin có trong : hoa quả tươi

  • Các thực phẩm chứa nhiều can xi: Tôm, cua, cá, sữa, đậu

  • Các thực phẩm chứa nhiều sắt: Thịt đỏ, sữa, đậu đỗ các loại, vừng lạc, rau củ có màu xanh đậm : rau cải, súp lơ,…

  • Các thực phẩm chứa nhiều kẽm : thịt, cá, thủy hải sản , ốc , ngao , hến….

  • Các thực phẩm chứa nhiều axit Folic có nhiều trong trái cây, rau xanh…

2.Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn

me-bau-an-uong-wellbeing

- Đối với mỗi bữa ăn, mẹ bầu không cần nên ăn quá nhiều, điều đó sẽ khiến mẹ thấy mệt và ảnh hưởng đến thai nhi.

- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, thay vì mẹ ăn 3 bữa một ngày, mẹ bầu có thể có thêm các bữa ăn phụ.

3.Mẹ bầu nên tránh xa các loại thực ăn, nước uống không tốt

me-bau-an-uong-wellbeing

Bên cạnh những thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung, thì mẹ cũng nên lưu ý các loại thực phẩm, nước uống sau đây:

  • Rượu bia và các chất kích thích như café, nước tăng lực, các thức uống chứa nhiều gas. Các chất này sẽ xâm nhập qua nhau thai , trực tiếp gây hại cho thai nhi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân, khiến cho bé phát triển chậm, sinh ra có những dị dạng trên cơ thể.

  • Không nên sử dụng các loại rau củ đã mọc mầm như khoai lang, khoai tây.

  • Không nên ăn một số món ăn không được đảm bảo an toàn: các món tiết canh, thức ăn sống, các sản phẩm hết hạn sử dụng, các sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng

  • Đối với các thực phẩm như hàu sống, sò, ốc… có thể là nguồn gốc của các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, mẹ bầu nên nấu chin khi sử dụng.

  • Không nên ăn quá nhiều các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao như cá thu, cá kiếm,… Nếu tích lũy quá nhiều sẽ gây tổn thương đến não của em bé.

4.Mẹ bầu cần thay đổi các thói quen ăn uống

me-bau-an-uong-wellbeing

- Giảm lượng muối ăn: Việc ăn nhiều muối trong quá trình mang thai có thể dẫn đến huyết áp cao, phù nề, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cả mẹ và em bé.

- Uống nhiều nước hơn: Việc uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu có làn da đẹp hơn trong quá trình mang thai, cũng như tác động tốt đến thai nhi

- Không ăn quá nhiều thực phẩm kích thích vị giác: ớt, hạt tiêu,.. các loại thực phẩm chế biến công nghiệp .

         Trên đây là những lưu ý về chế độ ăn uống của mẹ trong thời kỳ mang thai. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích và thiết thực.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

 Xem thêm:

DRSCAB - Nguyên tắc sơ cấp cứu bạn bắt buộc phải nhớ

Sơ cấp cứu cho sản phụ - Bạn đã biết cách chưa?(P1)


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay