5 cách xử trí sốt sai thường gặp ở trẻ em| Wellbeing
Nguyễn Thị Hiên| Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống
Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing
Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Sốt xẩy ra khi nhiệt độ cao hơn mức bình thường ( 37 độ). Sốt thường gây ra bởi một nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút, và có thể kèm theo đau tai, đau họng, bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm màng não. Xử trí sốt nếu không đúng cách, sẽ khiến trẻ gặp nhiều biến chứng. Vậy có những cách xử trí sai nào thường gặp?
1.Chườm đá lạnh cho trẻ để hạ sốt
Chúng ta thường nghĩ, đá lạnh với tính mát của nó sẽ có thể giảm nhiệt độ cho trẻ. Các mẹ thường cho nước đá vào túi ni-lông hoặc bọc vải rồi chườm cho trẻ. Cách này chỉ giúp làm mát tại vị trí chườm nhưng lại dễ làm trẻ bị “bỏng lạnh” Xem thêm bài :(Bỏng lạnh có bao giờ bạn nghĩ tới?), gây co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài dẫn đến sốt cao hơn.
2.Lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ
Không phải lúc nào sốt cũng là do trẻ bị nhiễm trùng và cần uống thuốc. Khi sốt nhẹ, 37,5 - 38 độ C, chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt cho trẻ.
3.Cạo gió, nặn máu
Cạo gió được xem là phương pháp chữa bệnh dân gian được dùng phổ biến. Tuy nhiên, nếu cạo gió cho trẻ bị rối loạn đông máu, việc cầm máu sẽ rất khó khăn. Đặc biệt, khi trẻ bị sốt xuất huyết, bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió. Do đó, tuyệt đối không cạo gió, cắt lể khi trẻ sốt.
4.Quấn trẻ quá kỹ
Đây cũng là một trong những cách xử trí sai, khi trẻ bị sốt. Việc ủ ấm quá mức sẽ làm thân nhiệt trẻ càng tăng cao hơn, gây nguy cơ sốt co giật.
5.Dùng cồn lau cho trẻ để hạ sốt
Vào ngày 14/6/2015 ,một trường hợp của cậu bé người Trung Quốc đã qua đời vì ngộ độc methanol sau khi bố mẹ em dùng cồn để lau người hạ sốt cho con mình. Do từng đọc thấy thông tin cồn có thể giúp hạ sốt cơ thể, bố cậu bé là anh Chang đã mang một chai methanol, một chất cồn công nghiệp từ công ty về và lau vào nách con.
Tuy nhiên, chỉ vài chục phút sau đó, cậu bé lịm dần đi. Mặc dù đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, Xiao Dong đã không qua khỏi do ngộ độc methanol.
Đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp cha mẹ do thiếu hiểu biết đã sử dụng rượu và cồn để hạ sốt cho trẻ. Việc dùng cồn hoặc rượu để hạ sốt cho trẻ sẽ gây nguy hiểm rất lớn đến trẻ. Thứ nhất, cồn và rượu là hai thứ dễ cháy, nếu sử dụng chúng để lau người, hạ sốt cho trẻ và vô tình bắt lửa thì lúc này trẻ dễ bị bỏng do khó dập tắt ngay. Bên cạnh đó, việc dùng rượu và cồn để hạ sốt sẽ gây phản tác dụng. Khi trẻ đang sốt mà ta dùng cồn hoặc rượu để lau người dễ gây lạnh, khiến các thành mạch co lại và sẽ khiến nhiệt độ trong người trẻ tiếp tục tăng cao hơn lúc trước. Khi trẻ bị sốt nhưng hạ sốt sai cách dễ dẫn đến tổn thương não do co giật vì sốt cao.
Trên đây là những cách xử trí sai thường gặp ở trẻ, hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thực thiết thực và bổ ích.
Xem thêm:
Bỏng lạnh có bao giờ bạn nghĩ tới?
Hồi sức tim phổi (CPR) cho trẻ trên một tuổi bất tỉnh – kỹ thuật cha mẹ phải biết!
Dấu hiệu sinh tồn của trẻ - Cha mẹ đã biết cách kiểm tra khi con ốm?