Các khóa học đã đăng ký

Trước diễn biến phức tạp của Covid 19, có nên hoãn tiêm chủng cho trẻ? | Wellbeing

Ngô Thị Sáng | Chuyên gia tập huấn dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Trong thời điểm này, diễn biến của dịch bệnh viêm phổi cấp do virus covid 19 gây ra ngày càng phức tạp. Tại các thành phố lớn, người dân cũng hạn chế việc ra đường nếu không có việc gì quá quan trọng. Trước tình hình đó, nhiều cha mẹ băn khoăn không biết có nên đưa con đi tiêm phòng hay tạm hoãn. Việc tạm hoãn có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ không?

1. Lợi ích của việc tiêm phòng đúng lịch?

Việc tiêm ngừa được chứng minh là biện pháp tốt nhất giúp phòng các bệnh truyền nhiễm, khoảng 85-95% những người được tiêm chủng sẽ sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Khi được tiêm chủng ngừa, trẻ sẽ có sức khỏe tốt, thể chất và trí não phát triển bình thường, tránh được tối đa nguy cơ bị các dị tật, di chứng do bệnh truyền nhiễm gây ra. 

Theo tổ chức WHO, lịch tiêm chúng của trẻ đã được tính toán kỹ lưỡng dựa vào kết quả của rất nhiều nghiên cứu nhằm xác định độ tuổi nào trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ gặp biến chứng hoặc tử vong cao khi mắc một trong các bệnh có thể chủng ngừa. Do đó, khi trẻ được tiêm phòng theo đúng lịch khuyến cáo thì khả năng phòng vệ của vắc-xin mới đạt hệu quả cao nhất.

Theo các chuyên gia y tế, cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch ngay cả trong thời điểm có dịch bệnh. Việc trì hoãn tiêm phòng cho trẻ có thể khiến trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, bội nhiễm như cúm, sởi, viêm họng, viêm phổi, thủy đậu… và khiến bệnh trở nên nặng và khó điều trị hơn.

2. Vắc-xin nào có thể trì hoãn tiêm phòng?

Để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo ở thời điểm hiện tại, cha mẹ không nên cho trẻ tới những nơi đông người. Cha mẹ có thể trì hoãn tiêm chủng có trẻ một số loại vắc-xin sau đây:

- Vắc-xin viêm gan A: Viêm gan A là bệnh lây qua đường ăn uống nên có thể tạm hoãn tiêm chủng trong giai đoạn này

- Vắc-xin HPV: Đây là vắc-xin phòng ưng thư cổ tử cung. Độ tuổi tiêm chủng lý tưởng là 9-13 tuổi. Do đó, hoàn toàn có thể trì hoãn tiêm vắc-xin này mà không lo ảnh hưởng tới trẻ.

- Vắc-xin viêm não mô cầu AC: Có thể hoãn tiêm phòng viêm não mô cầu AC vì hiện tại không phải vụ dịch và theo quy luật 3 năm mới có một lần. Trẻ 2 tuổi sẽ bắt đầu được tiêm và cứ 3 năm nhắc lại một lần tiêm.

-Vắc-xin thương hàn: Thương hàn là bệnh lây qua đường ăn uống. Nếu cho trẻ ăn chín, uống nước đảm bảo thì có thể hạn chế được bệnh này do đó có thể tạm hoãn tiêm chủng cho trẻ trong giai đoạn dịch như bây giờ. Vắc-xin này nhắc lại 3 năm 1 lần.

3. Vắc-xin nào cha mẹ không thể trì hoãn tiêm phòng cho trẻ?

Có 4 loại vắc-xin sau cha mẹ bắt buộc phải tiêm chủng cho trẻ theo đúng lịch để đảm bảo sức khỏe cho con:

- Vắc-xin lao (BCG): Vắc-xin này được khuyến cáo tiêm ngay trong vòng 1 tháng đầu sau sinh. Việc tiêm vắc-xin lao muộn hơn có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh lao ở trẻ, thậm chí khiến trẻ nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh.

- Vắc-xin viêm gan B: Sau khi trẻ ra đời, mũi vắc-xin viêm gan B đầu tiên sẽ được tiêm cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.

4. Cha mẹ cần lưu ý gì khi tiêm phòng cho trẻ trong đợt dịch covid19

Trước tình hình dịch bệnh covid 19, trước, trong và sau khi đưa trẻ đi tiêm, cha mẹ hãy nhớ:

- Không nên cho trẻ ăn quá no hoặc để trẻ quá đói trước khi tiêm phòng

- Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng

-  Đo nhiệt độ cơ thể của trẻ và đánh giá sức khỏe của những người sẽ đưa trẻ đi tiêm phòng. Đảm bảo không ai bị sốt hoặc tình trạng sức khỏe không ổn định

- Đưa trẻ đi tiêm bằng phương tiện riêng, tránh đi các phương tiện giao thông công cộng

- Đeo khẩu trang trong suốt thời gian đi tiêm phòng

- Sau khi trẻ vừa tiêm xong, hãy cho trẻ ở trong khu vực sạch sẽ của cơ sở tiêm chủng trong 30 phút để theo dõi và phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng nếu có.

- Trong vòng 24 tiếng sau tiêm, cha mẹ không tắm cho trẻ và chú ý quan sát vết tiêm. Nếu thấy vết tiêm sưng to, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám.

Tóm lại, tiêm vắc-xin đúng lịch giúp trẻ tránh được tối đa nguy cơ bị bệnh hoặc các dị tật, di chứng do bệnh truyền nhiễm gây ra. Sau khi tiêm, nếu thấy trẻ bị sốt, cha mẹ có thể dùng hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ không hạ sốt, hãy nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay