Các khóa học đã đăng ký

Thảm họa và những vai trò không tưởng của lực lượng cấp cứu| Wellbeing

Nguyễn Thị Hiên | Điều phối dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống 

Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing 

Thảm họa là một tai nạn nghiêm trọng đe dọa đến sự an toàn của cộng đồng, hoặc có thể gây ra rất nhiều thương vong, cần sự bố trí đặc biệt lực lượng cấp cứu. Thảm họa có thể làm cạn kiệt nguồn lực cấp cứu bởi vì số người thương vong cần điều trị lớn hơn nhiều so với nhân viên có sẵn ở khu vực đó.

1.Vai trò của lực lượng cấp cứu 

1.1.Đánh giá và phong tỏa thảm họa 

  • Lực lượng cấp cứu có trách nhiệm thông báo tình trạng thảm họa, và họ sẽ thực hiện các phương pháp cấp cứu nhất định nếu cần thiết. Khu vực xung quanh thảm họa bị phong tỏa, bệnh viện và đội ngũ y tế chuyên khoa sẽ được thông báo tình hình. 

  • Trách nhiệm của người sơ cấp cứu ban đầu không phải là điều hành việc này, nhưng bạn có thể hỗ trợ công việc chăm sóc cấp cứu.

  • Nếu bạn là người đầu tiên chứng kiến cảnh tượng nào đó có khả năng là một thảm họa thì đừng lại gần. Hãy gọi 115 để được trợ giúp khẩn cấp ngay lập tức . Đội điều khiển xe cứu thương sẽ cần biết loại thảm họa xảy ra (ví dụ, hỏa hoạn, tai nạn giao thông hoặc một vụ nổ), vị trí xảy ra, khả năng tiếp cận, bất kỳ mối nguy hiểm cụ thể nào và số lượng người thương vong ước tính

1.2.Tổ chức đội ngũ cấp cứu 

  • Đầu tiên, khu vực xung quanh thảm họa sẽ được khoanh vùng – gọi là vùng bị phong tỏa.

  • Bên ngoài vùng này, người ta sẽ thành lập khu vực an toàn tối thiểu cho nhân viên cấp cứu (cứu hỏa, cứu thương và cảnh sát). Người không có phận sự và không có thiết bị an toàn sẽ không được phép vào trong. 

  • Trạm điều phối sẽ là nơi điều trị nạn nhân, trung tâm tiếp nhận người còn sống để tập hợp người không bị thương, bãi đỗ xe cứu thương và khu vực vận chuyển hàng hóa sẽ được thiết lập bên trong vùng phong tỏa

1.3.Phân loại nạn nhân 

Lực lượng cấp cứu ban đầu sẽ sử dụng một hệ thống phân loại để đánh giá nạn nhân. Tất cả các nạn nhân sẽ được đánh giá thì đầu tại hiện trường để thực hiện điều trị theo thứ tự ưu tiên. Sau đó là đánh giá thì hai  trong trạm điều phối nạn nhân. Nạn nhân sẽ được kiểm tra lại và theo dõi nếu có bất kì biến động nào hoặc sẽ được chuyển vào cho đội ngũ y tế chăm sóc.

  • Những nạn nhân không thể đi bộ sẽ được đánh giá thêm. Tùy vào tổn thương, nạn nhân sẽ được gắn thẻ đỏ ưu tiên số một (ngay lập tức) hoặc gắn thẻ màu vàng ưu tiên thứ hai (khẩn cấp) để điều trị và chuyển đến bệnh viện bằng xe cứu thương càng sớm càng tốt.

  • Những nạn nhân còn đi bộ được với thương tích nhẹ sẽ được gắn thẻ xanh ưu tiên thứ ba để điều trị và được chuyển đến bệnh viện nếu cần thiết.

  • Những người không bị thương được đưa đến trung tâm tiếp nhận người còn sống

2.Vai trò của người sơ cấp cứu ban đầu 

ảnh miêu tả một thảm họa

Bạn sẽ không được phép vào khu vực được phong tỏa nếu không có phận sự và không có đầy đủ trang thiết bị cá nhân an toàn. Khi được vào bên trong, lực lượng cấp cứu có thể yêu cầu bạn hỗ trợ, ví dụ:

  • Giúp đỡ nạn nhân có thương tích nhẹ, 

  • Hỗ trợ người bị thương chân tay hoặc ghi chú tên nạn nhân và/hoặc giúp họ liên lạc với người thân. 

  • Họ cũng có thể yêu cầu bạn hỗ trợ trung tâm tiếp nhận người còn sống.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm:

Tai nạn đuối nước 

Những nguy cơ do tai nạn điện gây ra ( Phần 1)

Những nguy cơ do tai nạn điện gây ra ( Phần 2)


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay