TẠI SAO BỆNH DẠI GÂY RA NỖI SỢ NƯỚC?
Khi bạn thấy một chú chó há miệng, nước bọt rỉ ra, nhe răng, các cơ bắp căng cứng và mắt đỏ hoe, điên rồ cắn bất cứ ai đến gần nó thì đang buồn chú chó này bị dại. Nguyên nhân là do vi-rút dại, các triệu chứng bệnh dại không xuất hiện ngay lập tức mà có thời gian ủ bệnh. Sau đó, các triệu chứng giống cúm xuất hiện. Nạn nhân sẽ có cảm giác ngứa ran gần vết cắn, có thể kéo dài trong một tuần. Các triệu chứng ở giai đoạn sau là những triệu chứng chúng ta thường liên quan đến bệnh dại như sự hung hăng, la hét và sợ nước. Vậy tại sao và làm thế nào mà vi-rút làm được điều này? Cùng bác sĩ sơ cứu Wellbeing tìm hiểu ngay nhé!
Giống như các vi-rút khác, vi-rút dại sử dụng các tế bào khác làm nhà máy sản xuất. Đầu tiên là xâm chiếm các tế bào và sử dụng các vật chất trong tế bào để nhân bản. Các vi-rút mới phá hủy tế bào và thoát ra ngoài, lây nhiễm cho nhiều tế bào hơn. Các triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh giống như cúm, bao gồm sốt, ớn lạnh và mệt mỏi. Đến thời điểm vi-rút tìm đến được tủy sống và não, nó bắt đầu tàn phá não bộ. Vi-rút dại xâm nhập và làm thay đổi hoạt động các tế bào não dẫn đến sự hung hăng, la hét hay sợ hãi đặc trưng của bệnh dại. Vi-rút cũng ảnh hưởng đến một số thụ thể dẫn truyền thần kinh được gọi là thụ thể nicotinoid trong não và cơ bắp, dẫn đến tê liệt cơ bắp.
Khi nạn nhân trở nên hung hăng và kỵ nước cũng là lúc nạn nhân bắt đầu tiết nước bọt rất nhiều. Sau khi đến não, vi-rút di chuyển đến tuyến nước bọt và tồn tại trong nước bọt. Tại đây, vi-rút sẽ chờ để được truyền đến một nạn nhân khác. Cách tốt nhất là xâm nhập trực tiếp vào các mô của nạn nhân hoặc được nuốt vào. Đây là nguyên nhân chính lý giải việc con chó bị dại luôn hung hăng và tìm cách cắn một sinh vật sống khác.
Chứng sợ nước thực chất là cảm giác sợ khi nuốt vào. Nạn nhân sẽ có cảm giác vô cùng đau đớn khi nuốt bất cứ thứ gì chứ không chỉ nước. Bạn biết rằng, vi-rút lây nhiễm cho đường nước bọt nên việc nạn nhân nuốt sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm. Nước bọt giàu vi-rút không thể lây nhiễm vào vật chủ khác từ bên trong ruột của vật chủ đầu tiên. Giữ cho miệng luôn ngập nước bọt sẽ mang lại cho vi-rút cơ hội tấn công tốt nhất.
Phòng bệnh dại như thế nào?
Không có cách chữa trị hay điều trị bệnh dại cho đến khi Louis Pasteur xuất hiện. Qua một loạt các thí nghiệm, Pasteur đã làm suy yếu độc lực của vi-rút cho đến khi nó đủ an toàn để trở thành vaccine. Vào ngày 6 tháng 7 năm 1885, Joesph Meister – một cậu bé 9 tuổi bị chó dại cắn, đã được đưa đến gặp Pasteur. Kể từ đó, tiêm vaccine bệnh dại đã cứu sống vô số người.