Các khóa học đã đăng ký

TẮC NGHẼN ĐƯỜNG THỞ | WELLBEING.

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Văn Cường – Quản lý Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống.

Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing

Đường thở có thể bị chèn ép từ bên ngoài khi có tác động của ngoại lực hoặc tắc nghẽn ở bên trong, bởi một vật bị kẹt ở cổ họng nạn nhân. Tuy nhiên, những trường hợp tắc nghẽn ở bên trong thường xảy ra trong tai nạn sinh hoạt và là một trong những tai nạn thường gặp cần phải sơ cứu khẩn cấp.

 

tac-nghen-duong-tho-Wellbeing

1. Một số trường hợp gây tắc nghẽn đường thở.

Một vật lạ/dị vật bị kẹt trong cổ họng có thể làm tắc cổ họng và gây co thắt cơ. Nếu tắc nghẽn đường thở mức độ nhẹ, nạn nhân sẽ có thể loại bỏ nó; nếu mức độ nặng, nạn nhân sẽ không thể nói, ho hoặc thở, và cuối cùng sẽ không còn phản ứng. Nếu nạn nhân không còn phản ứng, các cơ ở cổ họng có thể giãn ra và đường hô hấp có thể mở đủ rộng để nạn nhân thở lại được. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu hô hấp nhân tạo và ép tim. 

Đối với trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị nghẹt thở do dị vật đường thở. Trẻ có thể bị nghẹn do thức ăn, hoặc cho các đồ vật nhỏ vào miệng và gây tắc nghẽn đường thở.

Như vậy, một số nguyên chính gây tắc nghẽn là:

  • Hít phải một vật, chẳng hạn như thức ăn.

  • Tắc nghẽn do lưỡi, máu hoặc, khi nạn nhân không có phản ứng.

  • Sưng cổ họng do bỏng lửa, bỏng do chất lỏng hoặc hơi nóng, côn trùng đốt hoặc sốc phản vệ.

  • Chấn thương mặt hoặc hàm.

  • Cơn hen khiến các đường thở nhỏ trong phổi bị co thắt.

  • Áp lực từ bên ngoài, như treo cổ hoặc siết cổ.

  • Lạc: chúng có thể phồng lên khi tiếp xúc với dịch cơ thể.

Đây là những  mối nguy hiểm đặc biệt ở trẻ nhỏ vì chúng có thể làm tắc hoàn toàn đường thở của trẻ. Tắc nghẽn đường thở đòi hỏi hành động nhanh chóng; hãy chuẩn bị để ép tim và hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân ngừng thở.

2. Dấu hiệu nhận biết.

  • Các đặc điểm của tình trạng thiếu oxy: Chẳng hạn như màu xám xanh (tím tái) ở môi, dái tai, móng tay, móng chân.

  • Nói và thở khó.

  • Tiếng thở lớn.

  • Mặt đỏ, sưng.

  • Các dấu hiệu khó thở từ nạn nhân, như chỉ vào cổ họng hoặc nắm lấy cổ.

  • Cánh mũi nở.

  • Ho liên tục

 3. Mục tiêu sơ cấp cứu.

tac-nghen-duong-tho-Wellbeing

  • Loại bỏ vật gây tắc nghẽn.

  • Phục hồi nhịp thở bình thường.

  • Sắp xếp việc di chuyển gấp đến bệnh viện

Hành động:

  1. Loại bỏ vật gây tắc nghẽn nếu nó ở bên ngoài hoặc có thể nhìn thấy trong miệng.

  2. Nếu nạn nhân có phản ứng và thở bình thường, hãy trấn an nạn nhân, nhưng chú ý để mắt đến nạn nhân.

  3. Ngay cả khi nạn nhân có vẻ đã hồi phục hoàn toàn, hãy gọi cấp cứu 115 để được trợ giúp khẩn cấp. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân – nhịp thở, mạch và mức độ phản ứng – cho đến khi được giúp đỡ.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm:

- Hiểu đúng về hệ hô hấp.

- Sơ cấp cứu hóc dị vật người lớn, trẻ dưới 1 tuổi.

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay