Các khóa học đã đăng ký

Hiểu biết chung về hệ xương của chúng ta | Wellbeing

BS Nguyễn Hoàng Nguyên | Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Hệ xương được cấu tạo chủ yếu bằng mô xương (tập hợp nhiều tế bào xương), là một loại mô liên kết rắn. Chức năng chủ yếu của hệ xương là bảo vệ cho các cơ quan, nâng đỡ cho cơ thể và vận động. Bên canh đó, hệ xương cũng là nơi tế bào máu được sinh ra, là kho dự trữ chất béo và chất khoáng.

1. Hệ xương của chúng ta cấu tạo như thế nào?

Hệ xương bao gồm 206 chiếc, được chia bộ thành xương trục và bộ xương chi. Bộ xương trục gồm 22 xương sọ, 1 xương móng (ở cổ), 6 xương tai, 26 xương cột sống, 24 xương sườn và 1 xương ức. Bộ xương chi bao gồm 64 xương tay và 62 xương chân.

Tất cả xương đều được cấu tạo từ các phần sau (tính từ ngoài vào trong): màng ngoài xương, xương đặc, xương xốp và ổ tủy. Mô xương (tập hợp nhiều tế bào xương) là một loại mô liên kết rắn, bao gồm chất căn bản rắn đặc bao quanh các tế bào. Loại chất căn bản này gồm có 25% nước, 25% sợi protein và 50% chất khoáng.

Màng ngoài xương là một màng liên kết chắc, dai và nhiều mạch máu. Nó bao quanh bề mặt của xương, giúp xương phát triển về chiều rộng. Màng ngoài xương còn có tác dụng bảo vệ và nuôi dưỡng xương, giúp cho xương gãy mau lành, là nơi bám của dây chằng và gân.

Xương đặc đóng vai trò quan trọng trong chức năng nâng đỡ, bảo vệ và chịu lực khi vận động của cơ thể. Mỗi xương đặc được tổ chức thành các đơn vị dạng ống (hệ thống Havers), ở trung tâm có mạch máu, mạch bạch huyết và thần kinh.

Xương xốp là thành phần trong chức năng sản xuất tế bào máu của xương. Nó được tạo bới các bè xương bắt chéo nhau chằng chịt tạo nên các khoang nhỏ, nhìn như bọt biển. Các khoang này chứa tủy đỏ, nơi sản xuất tế bào máu chính.

Ổ tủy là khoang rỗng ở thân xương dài, chứa tủy vàng. Tủy vàng chứa nhiều tế bào mỡ.

2. Phân loại xương

Xương được phân loại dựa theo hình thể ngoài và cấu tạo, bào gồm xương dài (xương đùi, cẳng chân..), xương ngắn (xương đốt sống,…), xương dẹt (xương bả vai, xương sọ…), xương không đều (xương hàm trên, thái dương…), xương có hốc khí và xương vừng (xương bánh chè, xương ở chân…). 

Mỗi loại xương khác nhau được cấu tạo để phù hợp với các chức năng nhất định. Xương dài thì có khả năng vận động với các động tác rộng dài. Xương dẹt thì có chức năng bảo vệ. Xương vừng thì có tác dụng bảo vệ các gân cơ, tăng lực tác dụng của cơ lên xương chày. Xương có hốc khí có thể làm giảm sức nặng của xương từ đó làm giảm khối lượng tổng thế, hạn chế các thương tổn khi vận động.

Các xương dài có một thân xương nằm giữa đầu: thân và mỗi đầu xương được ngăn cách nhau bằng một sụn đầu xương.


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay