Các khóa học đã đăng ký

Đái tháo đường và phân loại | Wellbeing

 

 

BS Nguyễn Thị Hoa – Chuyên viên dự án Sơ cấp cứu Tổ chức
Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.

Đái tháo đường “Kẻ giết người thầm lặng”một căn bệnh nguy hiểm gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng như:đột quỵ, mù loà, loét chân, cụt chi, nhồi máu cơ tim…thậm chí là dẫn tới tử vong. Chính vì vậy, việc nâng cao kiến thức về bệnh đái tháo đường giúp chúng ta giảm thiểu được bệnh cũng như các biến chứng đáng sợ mà căn bệnh này gây ra.Trong bài dưới đây, mình sẽ chia sẻ giúp các bạn hiểu thêm về đái tháo đường là gì và phân loại của đái tháo đường.

Đái tháo đường là gì?

Đây là một bệnh mãn tính, do cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin. Insulin là một chất hóa học được sản xuất bởi tụy ( cơ quan nằm sau dạ dày), giúp điều hòa mức đường máu (glucose) trong cơ thể. Rối loạn sản xuất insulin dẫn đến mức đường máu cao hơn bình thường ( tăng đường huyết) hoặc thấp hơn mức đường máu bình thường ( hạ đường huyết). Nếu một người bị đái tháo đường thấy mệt , hãy cho họ sử dụng đường để nhanh chóng điều chỉnh tình trạng hạ đường huyết nhưng lại thường không gây hại trong trường hợp tăng đường huyết.

Phân loại đái tháo đường 

Có hai loại: type 1, hay đái tháo thường phụ thuộc insulin, và type 2, còn được biết là đái tháo đường không phụ thuộc insulin.

Trong đái tháo đường loại 1, cơ thể sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin. Những người đái tháo đường loại 1 cần tiêm insulin đều đặn trong suốt cuộc đời. Đái tháo đường loại 1 đôi khi cũng được đề cập đến như là đái tháo đường vị thành niên hay đái tháo đường khởi phát sớm vì nó thường phát triển trong thời niên thiếu hoặc tuổi vị thành niên. Insulin có thể được đưa vào cơ thể bằng bút tiêm (bút insulin) hoặc bằng một bơm đặc biệt. Bơm là một thiết bị nhỏ với kích thước bằng một gói thẻ được gắn vào cơ thể người bệnh. Insulin được truyền qua một ống dẫn từ bơm đến một kim đặt ngay dưới da bệnh nhân.

Trong đái tháo đường loại 2, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng nó như bình thường. Loại này thường liên quan đến tình trạng béo phì, và còn được gọi là đái tháo đường ở người trưởng thành, vì nó phổ biến hơn ở những người trên 40 tuổi. Nguy cơ của loại đái tháo thường này sẽ tăng nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh. Đái tháo thường loại 2 thường có thể được kiểm soát qua chế độ ăn, giảm cân và tập thể dục đều đặn. Tuy nhiên, dùng thuốc đường uống và, trong một vài trường hợp, cần thiết phải tiêm insulin.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

 

Xem thêm:

Sơ cứu người hạ đường huyết do đái tháo đường

Sơ cứu người tăng đường huyết do đái tháo đường

…..


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay