CÓ PHẢI QUẢ TIM HOẠT ĐỘNG KHÔNG NGỪNG NGHỈ?
Nhiều người vẫn cho rằng quả tim là bộ phận duy nhất trong cơ thể hoạt động không ngừng nghỉ. Nhưng sự thật có phải như vậy? Nếu bạn cũng đang có suy nghĩ này, hãy cùng bác sĩ sơ cứu Wellbeing khám phá câu trả lời ngay thôi!
1 Cấu tạo và chức năng chính của tim là gì?
Tim được tạo thành từ một loại cơ đặc biệt, được gọi là cơ tim. Thông thường, tim được chia thành 4 phần, bao gồm:
– Ở nửa trên gồm: tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải. Hai tâm nhĩ này là có thành mỏng, được ngăn cách bởi vách liên nhĩ. Tâm nhĩ phải nhận nhiệm vụ đưa máu đổ về từ tĩnh mạch chủ trên xuống tâm thất phải. Tâm nhĩ trái nhận máu trở về từ phổi và đưa xuống tâm thất trái.
– Ở nửa dưới gồm: tâm thất trái và tâm thất phải. Các tâm thất có thành dày hơn tâm nhĩ, được ngăn cách bởi vách liên thất, có vai trò bơm máu vào động mạch. Tâm thất phải có nhiệm vụ bơm máu vào động mạch phổi để máu nhận Oxy và thải khí CO2. Tâm thất trái sẽ bơm máu lên để cung cấp cho động mạch chủ để máu đi nuôi khắp cơ thể.
Tim là bộ phận vô cùng thiết yếu trong hệ thống tim mạch. Nó giúp bơm oxy và máu giàu dinh dưỡng đi khắp cơ thể để duy trì sự sống. Tim có kích cỡ bằng nắm tay đập liên tục khoảng 100.000 lần, bơm từ khoảng 5-6 lít máu mỗi phút (2.000 gallon) mỗi ngày.
2 Tim hoạt động như thế nào?
Hệ thống điện tim đóng vai trò là nguồn năng lượng chính giúp tâm thất và tâm nhĩ hoạt động xen kẽ, thư giãn đều đặn để quá trình bơm máu qua tim xảy ra theo đúng chu trình. Nhịp tim được kích hoạt bởi các xung điện truyền xuống một con đường đặc biệt xuyên qua tim:
– Xung điện sẽ bắt đầu với một bó nhỏ của các tế bào có tên là nút xoang (SA – nút trung tâm, nằm ở tâm nhĩ phải). Nút SA tựa như chiếc máy tạo nhịp tim tự nhiên, với tần số phát nhịp bình thường khoảng 60 – 100 lần/ phút. Sau đó, xung điện sẽ truyền qua các cơ và khiến cho tâm nhĩ co lại.
– Tại trung tâm của tim, cụm tế bào gọi là nút nhĩ thất (AV) nằm giữa tâm thất và tâm nhĩ. Nút này có khả năng làm chậm các tín hiệu trước khi chúng đi vào tâm thất. Điều này giúp tâm nhĩ có thời gian co bóp trước khi tâm thất hoạt động.
– Mạng lưới His-Purkinje tạo ra cầu nối giúp các sợi gửi xung điện đến các thành cơ của tâm thất, từ đó giúp tâm thất co lại.
3 Tim có biết nghỉ ngơi không?
Một chu kì co dãn của tim gồm 3 pha và kéo dài khoảng 0,8s:
+ Pha nhĩ co là: 0,1s (thời gian nghỉ là 0,7s)
+ Pha thất co: 0,3s (thời gian nghỉ là 0,5s)
+ Pha dãn chung: 0,4s (thời gian nghỉ là 0,4s).
Có thể nói tim cũng…nghỉ ngơi, thậm chí, thời gian tim nghỉ còn nhiều hơn thời gian nó làm việc. Chính chu kỳ làm việc đều đặn và xen kẽ hợp lý nên tim hoạt động suốt đời mà không mỏi.
Vì vậy, nếu một chàng trai hay cô gái nói với bạn rằng “anh sẽ yêu em cho đến khi con tim ngừng đập”...thì hãy cẩn thận nhé!