Các khóa học đã đăng ký

BỆNH GLÔCÔM, NGUYÊN NHÂN GÂY MÙ LOÀ ĐỨNG THỨ 2 TRÊN THẾ GIỚI

Glôcôm vốn được gọi là “kẻ căp thị lực thầm lặng”, lấy đi thị lực người bệnh vĩnh viễn và không thể phục hồi lại. Đây được coi là nguyên nhân gây mù loà thứ 2 chỉ sau đục thuỷ tinh thể ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Vậy bênh Glôcôm là gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến mắt của người bệnh? Cùng bác sĩ sơ cứu Wellbeing tìm hiểu ngay nhé!

Bệnh Glôcôm là gì?

Glôcôm hay còn gọi là bệnh Thiên đầu thống, chỉ một nhóm bệnh lý của đầu dây thần kinh thị giác, tiến triển mạn tính, liên quan đến tình trạng nhãn áp cao. Bệnh nguy hiểm ở chỗ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sẽ không có thuốc điều trị hoặc can thiệp phẫu thuật nào phục hồi lại được những tổn thương mà glocom đã gây ra.

Nguyên nhân bệnh

Nguyên nhân chính gây bệnh này là do thuỷ dịch không thể thoát ra ngoài dẫn đến tích tụ lại trong mắt, từ đó làm tăng nhãn áp.

Bệnh thường gặp ở:

- Người trên 40 tuổi

- Gia đình có người bị bệnh glôcôm

- Bệnh lý nền (đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh tim mạch,…)

- Các vấn đề ở mắt (viễn thị, cận thị, sau chấn thương hoặc phẫu thuật ở mắ….)

- Sử dụng thuốc steroid đường uống hoặc nhỏ mắt

Dấu hiệu nhận biết

Với mỗi thể bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Trong đó, điển hình là thể Glôcôm góc đóng cơn cấp với các triệu chứng xuất hiện đột ngột, dữ dội.

- Mắt đau nhức đột ngột, dữ dội, đau lan lên đỉnh đầu.

- Nhãn cầu căng cứng như hòn bi.

- Mắt đỏ, mi nề, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.

- Thị lực bệnh nhân giảm nhanh thậm chí mất hẳn, nhìn mờ như qua màn sương, nhìn vào các vật phát sáng thấy có quầng xanh đỏ.

- Những dấu hiệu toàn thân có thể có: đau bụng, nôn, buồn nôn, ỉa chảy, vã mồ hôi.... khiến người bệnh lầm t­ưởng là cảm sốt, chủ quan tự chữa trị, khi tới viện thì đã mù hoàn toàn.

Trong nhiều trường hợp, Glôcôm tuy đã được phát hiện và điều trị, song người bệnh cho rằng đã khỏi hẳn nên không đi khám, theo dõi tiếp, hậu quả là bệnh tiếp tục âm ỉ tiến triển dẫn tới mất hoàn toàn thị lực. Vì vậy, bạn cần tuân thủ theo dõi định kỳ từ khi phát hiện bệnh, kiên trì điều trị suốt đời nhằm kiểm soát diễn biến bệnh, bảo tồn được thị lực của mình.

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay