Các khóa học đã đăng ký

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP | WELLBEING

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Văn Cường – Quản lý Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống.

Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing

Việc tiềm hiểu yếu tố nguy cơ cũng như các biện pháp can thiệp trong tăng huyết áp (THA) là vấn đề cần thiết nhằm giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong của bệnh. Thực tế cho thấy gần một nửa dân số đang bị ảnh hưởng bởi tăng huyết áp lại không ý thức được tình trạng của họ. Chính vì vậy, việc nhận biết được những yếu tố nguy cơ của bệnh sẽ giúp người dân nhận biết và phòng bệnh tốt hơn.

yeu-to-nguy-co-THA-Wellbeing

Để dự phòng và điều trị tốt người ta thường sắp xếp các yếu tố nguy cơ thành từng nhóm, tuỳ theo mức độ tăng huyết áp mà đề ra cách xử lý cụ thể thích hợp. Cho đến nay, mặc dù người ta đã nghiên cứu rất nhiều nhưng vẫn chưa biết được nguyên nhân gây bệnh THA nguyên phát ngay cả trong số người bệnh THA trẻ tuổi thì có khoảng 50% mắc bệnh. Người ta nhận thấy các yếu tố nguy cơ dẫn đến THA cụ thể là:

1. Tuổi.

Tuổi càng cao tỷ lệ THA càng lớn: hơn 1/2 những người 60 - 69 tuổi và gần 3/4 người lớn hơn 70 tuổi bị THA. Ở người cao tuổi dễ bị THA là do các quá trình lão hoá theo tuổi gây nhiều thay đổi cấu trúc hình thái và chức năng các cơ quan làm tăng độ cứng của các mạch máu và cơ tim, giảm đáp ứng với các cơ quan, cảm thụ và giảm chức năng của lớp nội mạc.

2. Chế độ ăn mặn.

Các công trình nghiên cứu đều đi đến kết luận chung là tăng Natri máu có liên quan mật thiết tới bệnh THA. Một chế độ ăn nhiều Natri (thức ăn có 2% muối, nước uống có 1% muối) sẽ gây tăng huyết áp. Trong điều kiện bình thường các hormon và thận cùng phối hợp điều hoà việc thải ra cho cân bằng Natri nhập vào. Trong điều kiện ứ Natri hệ thống động mạch tăng nhạy cảm hơn với Angiotesin II và No Adrenalin. Tế bào cơ trơn tiểu động mạch ứ Natri ảnh hưởng thấm Ca++ qua màng gây co thắt tiểu động mạch gây THA. Giảm muối trong THA: kiêng muối vừa phải (giảm đưa muối vào 20 - 40mEq/ngày) có thể tác dụng hạ huyết áp.

3. Béo phì.

Người béo phì dễ bị THA. Khi so sánh những bệnh nhân THA với người bệnh thường một trong những điểm khác nhau tỷ lệ béo phì gia tăng, tăng cân là yếu tố chính gây tăng huyết áp thường đi cùng với tuổi, béo phì gia tăng toàn thể nguy cơ tim mạch.

4. Yếu tố di truyền.

Người ra thấy tính chất gia đình của bệnh THA bố hoặc mẹ bị bệnh này thì trong số các con họ cũng có nhiều người mắc bệnh. Điều tra phả hệ những gia đình có người THA chiếm tới 50%, có nhiều gen chi phối quá trình điều hoà huyết áp, nhưng chỉ khi có tác động của các yếu tố bên ngoài mới gây ra THA.

5. Thuốc lá.

Nicotin có trong thuốc lá kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch ngoại vi gây tăng huyết áp; hút thuốc lá, huyết áp tâm thu có thể tăng lên đến 11mmHg, huyết áp tâm trương tăng tới 9mmHg, kéo dài 20 - 30 phút, hút nhiều kéo dài có cơn tăng huyết áp kịch phát nguy hiểm. Nicotin còn làm nhịp tim đập nhanh hơn, cơ tim phải co bóp nhiều hơn.

6. Rượu.

Uống nhiều rượu có liên quan với tăng áp lực thành mạch và tỷ lệ THA. Gần đây nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng uống nhiều rượu thì THA không phụ thuộc vào cân nặng và tuổi tác. Ở người THA bỏ rượu thì huyết áp tâm thu giảm 4 - 8mmHg. Huyết áp tâm trương giảm ít hơn. Rượu làm mất hoặc giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh THA và là yếu tố nguy cơ hàng đầu của tai biến mạch máu não.

7. Stress.

Khi bị căng thẳng tâm thần kinh, hệ thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động giải phóng ra Adrenalin và No Adrenalin làm tim tăng co bóp, nhịp tim nhanh hơn, động mạch co nhỏ lại làm tăng huyết áp. Stress có thường xuyên dễ gây nên bệnh THA, trên nền bệnh THA thì gây cơn THA kịch phát nguy hiểm.

8. Lười hoạt động.

Cơ thể người có khoảng 400 cơ chính mà khi vận động sẽ giúp máu huyết lưu thông, hàng chục khảo cứu thấy vận động đúng mức như đi bộ, bơi lội ... mỗi ngày vài giờ, 5- 7 ngày mỗi tuần có thể giảm huyết áp tâm thu 11mmHg, huyết áp tâm trương 7mmHg, lười hoạt động là nguyên nhân đưa đến thừa cân, vận động nhất là thể thao thể dục làm cho tinh thần sảng khoái chống stress, chống mệt mỏi và buồn phiền.

Chúng ta cần chú ý những yếu tố nguy cơ trên để chủ động các phương pháp phòng tránh bệnh tốt hơn.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm:

- Tổng quan về Tăng huyết áp.

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay