Sốc điện ngoài lồng ngực trong cấp cứu là gì?
Sốc điện ngoài lồng ngực trong cấp cứu là phương pháp sử dụng năng lượng điện thế lớn trong thời gian rất ngắn (0,03 - 0,10 giây) phóng qua tim làm khử cực toàn bộ cơ tim để khôi phục lại nhịp tim bình thường.
Sốc điện ngoài lồng ngực trong cấp cứu là phương pháp sử dụng năng lượng điện thế lớn trong thời gian rất ngắn (0,03 - 0,10 giây) phóng qua tim làm khử cực toàn bộ cơ tim để khôi phục lại nhịp tim bình thường. Dập tắt các rối loạn nhịp nhanh đang chiếm quyền chủ nhịp của nhịp xoang, nhằm tạo điều kiện cho nhịp xoang trở lại vai trò chủ nhịp. Sốc điện gây ra sự khử cực đối với tất cả các tế bào cơ tim đang bị kích thích, cắt đứt các vòng vào lại hoặc bất hoạt các ổ hoạt động ngoại vi bằng cách tái đồng bộ hoạt động điện học trong tế bào cơ tim.
Sốc điện cấp cứu ngoài lồng ngực được thực hiện càng nhanh càng tốt nếu có thể ngay khi những hình ảnh rối loạn nhịp nhanh sau được ghi nhận trên giấy hoặc trên màn hình theo dõi điện tâm đồ.
Tham khảo các dòng máy sốc điện/máy khử rung tim/máy AED: TẠI ĐÂY
1. Có 2 loại sốc điện:
- Shock điện chuyển nhịp: Phóng dòng điện với phức bộ QRS (thường là vào sóng R hoặc sóng S nếu không có R, để tránh sóng T) của bệnh nhân để chuyển nhịp.
- Shock điện phá rung: Phóng dòng điện ở bất kỳ chu chuyển tim nào của bệnh nhân (không đồng bộ - unsynchronized).
2. Cơ chế tác động máy sốc tim ngoài lồng ngực
- Máy khử rung tim tự động ngoài lồng ngực (AED) hay còn gọi là máy AED (máy sốc tim) là một thiết bị hữu ích trong quá trình sơ cấp cứu nạn nhân ngừng tim. Đây là một thiết bị y tế nhưng những người không hề có kinh nghiệm hay kiến thức y khoa hoàn toàn có thể sử dụng được.
- Máy sốc tim/máy AED có khả năng phát ra điện cực rất lớn đi qua 2 tấm điện cực ở trên người của nạn nhân.Tại thời điểm này, quả tim sẽ ngừng đập trong một khoảng thời gian ngắn, việc kết hợp CPR tạo điều kiện cho quả tim có thể tự đập lại nhịp nhàng không rung nữa. Lúc ấy quả tim mới có thể bơm máu đi khắp cơ thể.
3. Khi nào cần sử dụng máy sốc tim AED?
Máy AED được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Nạn nhân bị ngừng tim đột ngột.
- Rung thất (VF) hoặc nhịp nhanh thất vô mạch (VT).
- Bệnh nhân không có dấu hiệu tuần hoàn như mất ý thức, không thở, không có mạch.
4. Hướng dẫn sử dụng máy sốc tim AED
Máy AED được thiết kế đơn giản để bất kỳ ai cũng có thể sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng nạn nhân
- Đảm bảo môi trường an toàn trước khi tiến hành sơ cứu.
- Kiểm tra phản ứng của nạn nhân bằng cách lay gọi và quan sát hơi thở.
- Nếu nạn nhân không phản ứng và không có dấu hiệu thở, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Bước 2: Bật máy AED và làm theo hướng dẫn
- Máy sẽ hướng dẫn bằng giọng nói hoặc hình ảnh về cách đặt các miếng điện cực lên ngực nạn nhân.
Bước 3: Dán điện cực lên da nạn nhân
- Miếng điện cực đầu tiên đặt ở phía trên bên phải ngực, ngay dưới xương đòn.
- Miếng điện cực thứ hai đặt ở phía dưới bên trái ngực, cách xa tim.
Bước 4: Phân tích nhịp tim
- Máy AED sẽ tự động phân tích nhịp tim và xác định có cần sốc điện hay không.
- Không chạm vào nạn nhân khi máy đang phân tích.
Bước 5: Thực hiện sốc điện nếu cần
- Nếu máy AED chỉ định sốc điện, nhấn nút “Shock” theo hướng dẫn.
- Sau cú sốc, tiếp tục thực hiện CPR trong 2 phút trước khi máy phân tích lại.
5. Hiệu quả của sốc điện ngoài lồng ngực
Việc sử dụng AED trong vòng 3 – 5 phút sau khi ngừng tim có thể tăng tỷ lệ sống sót lên đến 70% – 80%. Tuy nhiên, hiệu quả của sốc điện còn phụ thuộc vào thời gian cấp cứu, chất lượng CPR và tình trạng tim của nạn nhân.
7. Những lưu ý khi sử dụng máy sốc tim AED
- Không sử dụng máy AED trên bề mặt ướt hoặc kim loại vì có thể gây nguy hiểm.
- Đảm bảo không ai chạm vào nạn nhân khi máy đang phân tích hoặc thực hiện sốc điện.
- Nếu nạn nhân có máy tạo nhịp tim (pacemaker), đặt điện cực cách xa vị trí máy tạo nhịp.
- Cạo bớt lông ngực dày để đảm bảo tiếp xúc tốt giữa điện cực và da.
- Không sử dụng máy AED trên trẻ em dưới 1 tuổi trừ khi có miếng dán điện cực chuyên dụng.
8. Tầm quan trọng của máy AED trong cộng đồng
Máy AED đang được trang bị rộng rãi tại các địa điểm công cộng như sân bay, trung tâm thương mại, trường học, và nơi làm việc. Việc phổ biến kiến thức về AED giúp tăng khả năng cứu sống bệnh nhân ngừng tim đột ngột.
Là đơn vị đào tạo sơ cấp cứu uy tín, mang đến các khóa học sơ cấp cứu chất lượng cao. Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thiết kế chương trình học sơ cấp cứu giúp bạn và tổ chức trang bị kỹ năng ứng phó hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Hãy tham gia khóa học sơ cấp cứu của chúng tôi ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.