Các khóa học đã đăng ký

SƠ CẤP CỨU TAI NẠN GIAO THÔNG – NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý | WELLBEING

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Văn Cường – Quản lý Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống.

Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing

Sơ cấp cứu tai nạn giao thông là một trong những trường hợp hay gặp nhất trong cuộc sống thường ngày. Khi tai nạn giao thông xảy ra, ngoài người trực tiếp gặp nạn thì vụ việc có thể ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác dẫn đến tai nạn liên hoàn. Dưới dây là một số lưu ý cần nhớ khi bạn tham gia vào sơ cấp cứu một vụ tai nạn giao thông.

So-cap-cuu-tai-nan-giao-thong

1. Trước khi sơ cấp cứu bạn cần đảm bảo hiện trường an toàn

Đừng đặt bản thân và những người xung quanh vào vùng nguy hiểm. Trước khi tiến hành Sơ cấp cứu, bạn cần thực hiện những việc sau:

  • Đỗ xe an toàn, cách xa vị trí tai nạn, bật đèn cảnh báo nguy hiểm và mặc áo phát quang (nếu có).

  • Đặt biển tam giác cảnh báo nguy hiểm để cảnh báo cho người và phương tiện đi qua. Sử dụng một chiếc xe có đèn báo nguy hiểm cách vị trí tai nạn ít nhất 45 m theo các hướng. Những người xung quanh có thể làm điều này trong khi bạn tiếp cận nạn nhân.

  • Đảm bảo an toàn cho các xe gặp tai nạn. Ví dụ: Tắt máy phương tiện giao thông, tránh để lửa tiếp xúc với bình xăng….

  • Ổn định các phương tiện: Nếu xe không bị đổ, hãy kéo phanh tay, cài số và/hoặc chèn gạch trước các bánh xe. Nếu xe bị đổ nghiêng, đừng cố gắng lật lại, mà hãy cố chặn để xe không lật nghiêng thêm.

  • Xem xét những nguy hiểm tự nhiên, như luồng phương tiện đang di chuyển. Đảm bảo không ai hút thuốc lá quanh khu vực tai nạn.

  • Thông báo cho đội ngũ cấp cứu nếu gặp phải các hiện trường tai nạn sau: Có đường điện bị đứt, tràn nhiên liệu, xe tai nạn chở hoá chất, vậy liệu dễ cháy nổ.

2. Đánh giá tình trạng các nạn nhân

Nhanh chóng đánh giá tình trạng các nạn nhân. Xử lý các nạn nhân có chấn thương nguy hiểm tính mạng trước. Luôn giả định có nạn nhân trong tai nạn giao thông đường bộ bị chấn thương cổ, cột sống. Lúc đó bạn cần thực hiện sơ cấp cứu như với người có chấn thương cột sống . Nếu có thể, hãy sơ cứu cho các nạn nhân ở tư thế ban đầu khi được tìm thấy, luôn giữ cố định đầu và cổ họ trong lúc chờ đội ngũ cấp cứu tới.

Rà soát toàn bộ khu vực quanh hiện trường vụ tai nạn để đảm bảo không bỏ sót các nạn nhân bị văng ra xa hoặc những người đã đi ra khỏi hiện trường. Hãy nhờ những người xung quanh giúp bạn làm điều này. Nếu có người bị mắc kẹt trong xe hoặc dưới gầm xe, họ cần được cứu ra bởi đội giải cứu chuyên nghiệp như đội cứu hoả... Hãy đo và ghi lại các chỉ số sinh tồn của nạn nhân, bao gồm nhịp thở, nhịp tim và mức độ phản ứng trong khi chờ đợi họ đến hiện trường.

Nếu có nạn nhân trong ô tô bị chấn thương cột sống cổ, hãy giữ cố định đầu của nạn nhân trong khi chờ đội cứu hộ đến. Cùng với đó, hãy trấn an và giữ cho tai của nạn nhân không bị bịt kín để họ nghe được bạn nói.

3. Một số chú ý khác

  • Không băng qua đường có xe đang chạy để tiếp cận vụ tai nạn.

  • Vào ban đêm, cần mặc hoặc mang theo những thứ phát sáng hoặc phản quang như áo phản quang, đèn pin.

  • Không di chuyển nạn nhân nếu không thực sự cần thiết. Nếu phải di chuyển, luôn lưu ý đến chấn thương cột sống và có sẵn sự trợ giúp.

  • Mặt đường có thể trơn trượt dẫn đến bạn có thể bị chấn thương trước khi thực hiện sơ cấp cứu.

  • Các trường hợp tai nạn ô tô, nếu túi khí không hoạt động hoặc dây an toàn không đàn hồi có thể là một mối nguy hiểm.

  • Tìm hiểu kỹ càng về vụ tai nạn và nói lại với đội cứu hộ.

 

Mức độ nghiêm trọng của một vụ tai nạn giao thông có thể từ một cú ngã xe đạp tới một vụ đâm xe liên quan đến nhiều nạn nhân. Thông thường, địa điểm tai nạn sẽ chứa nhiều rủi ro nghiêm trọng đến sự an toàn, phần lớn là do dòng phương tiện giao thông đang di chuyển. Bạn cần đảm bảo an toàn cho khu vực xảy ra tai nạn trước khi tiếp cận nạn nhân, điều này không chỉ bảo vệ bạn mà còn bảo vệ nạn nhân, người và phương tiện đi qua.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay