Các khóa học đã đăng ký

SƠ CẤP CỨU HEN PHẾ QUẢN | WELLBEING

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Văn Cường – Quản lý Dự án Sơ cứu nhanh - Giàng sự sống.

Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing

Hen phế quản là một bệnh lý đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho. Chính vì thế cần thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu ngay lập tức giúp nạn nhân trở lại trạng thái bình thường. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách sơ cứu khi một người bị hen phế quản.

So-cap-cuu-hen-phe-quan-wellbeing

Sơ cấp cứu ban đầu đối với bệnh nhân bị hen phế quản cần lưu ý nhất là thời gian. Hậu quả đặc trưng nhất của hen phế quản là làm bệnh nhân khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

1. Giải phẫu đường thở.

Khi hít thở, không khí đi qua mũi vào khí quản sau đó đến phế quản, đến tiểu phế quản và cuối cùng đến tiểu phế nang tại phổi.

Cấu tạo phế quản bình thường:

  • Lòng ống rộng.

  • Không có dịch.

  • Cơ xung quanh lòng phế quản là cơ trơn.

So-cap-cuu-hen-phe-quan-wellbeing

Như vậy, khi có kích thích của một kháng nguyên lạ vào trong đường hô hấp, các cơ khí quản và phế quản sẽ bị co thắt, từ đó hạn chế thông khí vào phổi. Đây chính là cơ chế bệnh lý của hen phế quản.

2. Dấu hiệu nhận biết của hen phế quản.

Đặc trưng của hen phế quản là các cơn khó thở. Dưới đây các các dấu hiệu nhận biết chính của căn bệnh này:

  • Cơn khó thở: Bệnh nhân cảm thấy khò khè, cảm giác căng tức lồng ngực, hụt hơi. Thường là thì thở ra, cơn khó thở thường xảy ra vào ban đêm.

  • Xanh xao, toát mồ hôi. Môi, tai, đầu các ngón tay tím tái.

  • Lo lắng, hoảng sợ.

  • Khi lên cơn hen dữ dội, nạn nhân kiệt sức rồi trở nên mất phản ứng.

3. Các bước sơ cấp cứu hen phế quản.

Bước 1: Đưa nạn nhân tránh xa tác nhân gây hen.
 

Bước 2: Đặt nạn nhân nghỉ ngơi thoải mái.
 

So-cap-cuu-hen-phe-quan-wellbeing

Bước 3: Trấn an nạn nhân và giúp đỡ nạn nhân sử dụng thuốc xịt hen.

So-cap-cuu-hen-phe-quan-wellbeing

Bước 4: Đợi trong vòng 4 phút nếu nạn nhân trở nặng thì gọi xe cấp cứu.
 

So-cap-cuu-hen-phe-quan-wellbeing

4. Hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.

Bước 1: Lắc đều lọ xịt thuốc.

Bước 2: Thở ra hết sức.

Bước 3: Xịt thuốc và hít sâu.

Bước 4: Nín thở trong vòng 10 giây.

Bước 5: Thở ra nhẹ nhàng.

So-cap-cuu-hen-phe-quan-wellbeing

5. Các biện pháp dự phòng.

  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ra ngoài.

  • Luôn mang theo thuốc đối với những bệnh nhân có tiền sử bị hen phế quản.

  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.

  • Tránh xa khói thuốc lá.

  • Kiêng các thức ăn có thể gây dị ứng hoặc đã có tiền sử dị ứng.

Hen phế quản là một trong những cấp cứu tối quan trọng. Khi sơ cấp cứu nạn nhân, người sơ cấp cứu cần nắm vững dấu hiệu và kỹ năng thực hiện. Với những trường hợp hen phế quản, thường nạn nhân đã biết được tiền sử bệnh của mình, do đó mang theo thuốc bên người. Chính vì vậy, việc đầu tiên người sơ cấp cứu cần thực hiện là tìm thuốc xịt mang theo người của bệnh nhân.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay