HỒI SINH TIM PHỔI CHO NẠN NHÂN DƯỚI 1 TUỔI
Hồi sinh tim phổi (CPR) là hành động khẩn cấp, kết hợp giữa ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo, nhằm mục đích khôi phục và duy trì tuần hoàn cho nạn nhân bị ngừng tim cho đến khi nạn nhân tỉnh lại hoặc nhận được sự trợ giúp y tế.
Đối với từng độ tuổi khác nhau, kỹ thuật thuật thực hiện hồi sim tim phổi sẽ có sự khác biệt. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện hồi sinh tim phổi cho nạn nhân là trẻ dưới 1 tuổi:
Bước 1: Xác định vị trí ép tim (Điểm giữa của đường nối hai núm vú trẻ).
Bước 2: Xác định tư thế ép tim. Vòng hai bàn tay ôm ngực trẻ, hai ngón tay cái đặt ở vị trí ép tim.
Bước 3: Ép tim ngoài lồng ngực:
+ Dùng lực hai ngón tay cái ấn vào vị trí ép tim. Ép lồng ngực trẻ lún sâu 1/3 bề dày lồng ngực trẻ. Đây được gọi là phương pháp vòng tay ôm ngực;
+ Thực hiện 30 lần ép tim với tốc độ 100 - 120 lần/phút.
Bước 4: Hô hấp nhân tạo:
+ Ấn nhẹ trán và nâng cằm trẻ;
+ Hít thật sâu, áp miệng vào cả mũi và miệng của trẻ và thổi mạnh.
Bước 5: Thực hiện lại chu kỳ 30 lần ép tim ngoài lồng ngực và 2 lần hô hấp nhân tạo cho tới khi trẻ tỉnh, nhân viên y tế đến hoặc người sơ cấp cứu kiệt sức.
LƯU Ý:
+ Tùy thuộc vào thể trạng của người sơ cấp cứu và nạn nhân để sử dụng các phương pháp ép tim (vòng tay ôm ngực, một cánh tay, hai cánh tay).
+ Hạn chế tối đa việc dừng ép tim vì bất kỳ lý do gì.
+ Nếu không có điều kiện thổi ngạt thì chỉ cần thực hiện ép tim liên tục như hướng dẫn phía trên cho tới khi có người hỗ trợ.
+ Cần thực hiện hồi sinh tim phổi liên tục ngay cả trong lúc đang vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.
Kỹ năng CPR nói chung và CPR đối với trẻ dưới 1 tuổi nói riêng là một trong những nội dung quan trọng của chương trình đào tạo kỹ năng sơ cứu dành cho chuyên viên của CTTNHH PamperMe. Với đối tượng khách hàng là các bạn nhỏ - đối tượng có nguy cơ cao xảy ra các tình trạng khẩn cấp, những kỹ năng được trang bị tại buổi học đã giúp các chuyên viên của PamperMe thêm phần tự tin khi đối diện với các tình huống nguy hiểm về sức khoẻ.