Các khóa học đã đăng ký

Giá máy khử rung tim/máy sốc tim/máy AED| Wellbeing

Giá máy AED bao nhiêu? Đây là câu hỏi thường gặp của các doanh nghiệp khi lựa chọn máy khử rung tim hay còn gọi là máy sốc tim tự động. Tại Việt Nam các dòng máy AED ngày một đa dạng: AED zoll plus, AED 3100, zoll AED 3, AED heartstart HS1, AED heartstart Prx…

Với sự phát triển của công nghệ, chi phí máy AED đã giảm dần và các doanh nghiệp không cần phải chi trả hàng nghìn đô để sở hữu thiết bị này nữa. Tại Việt Nam các doanh nghiệp đang bán máy AED với mức giá phù hợp giao động từ 56 triệu đến 90 triệu, từ máy AED bán tự động đến AED tự động.


                      Tham khảo các dòng máy sốc điện/máy khử rung tim/máy AED: TẠI ĐÂY


Tuy nhiên liệu giá máy khử rung tim có phải là quyết định lựa chọn dòng máy này?
Giá máy AED không quyết định chức năng và sự hữu dụng thực tế của thiết bị này. Vậy đâu là tiêu chí đánh giá một chiếc máy AED tốt?


Một chiếc máy AED tốt cần đảm bảo 3 tiêu chí quan trọng sau:

1- Hướng dẫn sử dụng chính xác và dễ hiểu.
Ngừng tim có thể xảy ra ở bất kỳ ai, trong bất kỳ tình huống nào, vì vậy việc một chiếc máy AED hướng dẫn chính xác và dễ hiểu đối với cộng đồng là rất cần thiết và bắt buộc phải có. Bởi chắc chắn, bạn sẽ không thể đặt một chiếc máy AED sử dụng ngôn ngữ mà phần lớn người sử dụng không hiểu và màn hình khó hiểu.

2- Đạt chứng nhận US FDA
FDA là Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, đây là đơn vị chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua các quy định và giám sát an toàn thực phẩm, thiết bị y tế, bức xạ điện từ các thiết bị phát, các sản phẩm thuốc lá, sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống, dược phẩm phải theo toa và không cần kê toa, vắc xin, dược sinh học, truyền máu…. Đây là đơn vị có quy định và kiểm soát máy AED khắt khe nhất trên thế giới. Vì vậy, lựa chọn một chiếc máy AED đạt chứng nhận US FDA và được giám sát bởi hệ thống này chắc chắn sẽ là một lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp của bạn.

3- Dịch vụ sau bán hàng
Hãy chắc chắn rằng, sau khi mua máy AED bạn sẽ không lúng túng sử dụng hay gặp khó khăn trong bảo trì thiết bị này. Một chiếc máy AED tốt cần được giám sát tốt và cần phải được kích hoạt ngay khi cần sử dụng. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng đơn vị cung cấp dịch vụ cung cấp sản phẩm sẽ hỗ trợ bạn không chỉ trong việc lựa chọn thiết bị mà còn là hướng dẫn sử dụng,lắp đặt, giám sát, bảo trì, và bảo hành thiết bị sớm nhất khi gặp vấn đề…

                      Tham khảo các dòng máy sốc điện/máy khử rung tim/máy AED: TẠI ĐÂY

Hướng dẫn sử dụng máy AED

  1. Bật AED và lấy các miếng điện cực ra khỏi gói niêm phong. Cởi hoặc cắt qua quần áo và lau sạch mồ hôi trên ngực của nạn nhân.
  2. Xé bao đựng điện cực, lấy và dán các miếng đệm vào ngực nạn nhân ở các vị trí được chỉ định. Đặt miếng điện cực đầu tiên ở phía trên bên phải ngay dưới xương đòn của nạn nhân
  3. Đặt miếng đệm thứ hai ở phía bên trái, ngay phía dưới nách của nạn nhân (hình bên trên). Đảm bảo tấm đệm có trục dài dọc theo trục từ đầu đến chân của cơ thể nạn nhân.
  4.  AED sẽ bắt đầu phân tích nhịp tim. Đảm bảo rằng không ai chạm vào nạn nhân. Thực hiện theo hướng dẫn bằng hình ảnh và/hoặc lời nói do máy đưa ra.

 Chú ý khi sử dụng

 

Đảm bảo rằng không ai chạm vào nạn nhân khi máy phân tích nhịp và ấn nút sốc điện vì điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích của máy AED và có nguy cơ bị điện giật.

Không tắt máy AED hoặc tháo rời bản điện cực của máy AED, ngay cả khi nạn nhân có vẻ đã bình phục vì ngưng tim có thể tái diễn và có thể phải lặp lại việc sốc điện.

Việc sử dụng AED đôi khi phức tạp do các điều kiện y tế cơ bản, các yếu tố bên ngoài, quần áo hoặc nguyên nhân gây ra ngừng tim. Sự an toàn của tất cả những người có liên quan phải luôn là cân nhắc đầu tiên của người cấp cứu.

  • Quần áo: Nên cởi hoặc cắt bỏ quần áo hoặc bất kỳ đồ trang sức nào gây cản trở việc dán miếng điện cực. Số lượng lông ngực bình thường không phải là vấn đề, nhưng nếu nó ngăn cản sự tiếp xúc tốt giữa da và miếng điện cực, thì nên cạo đi. Đảm bảo rằng bất kỳ kim loại nào được loại bỏ khỏi khu vực sẽ gắn miếng điện cực. Cởi bỏ quần áo có chứa kim loại, chẳng hạn như áo ngực có gọng.
  • Yếu tố bên ngoài: Nước hoặc mồ hôi quá nhiều trên ngực có thể làm giảm hiệu quả của sốc điện, vì vậy ngực phải khô. Nếu nạn nhân được cứu khỏi nước, hãy lau khô ngực trước khi dán các miếng AED. Nếu nạn nhân bất tỉnh sau khi bị điện giật, hãy bắt đầu thực hiện hồi sinh tim phổi cơ bản ngay sau khi loại bỏ được nguồn điện.
  • Điều kiện y tế: Một số nạn nhân bị bệnh tim được sử dụng máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim cấy ghép. Điều này sẽ không ngăn cản bạn sử dụng AED. Tuy nhiên, nếu nhìn thấy hoặc sờ thấy một thiết bị nào đó dưới da ngực, đừng đặt miếng điện cực trực tiếp lên nó. Nếu nạn nhân có một miếng dán như miếng dán nitroglycerin trên ngực, hãy gỡ nó ra trước khi dán điện cực của AED.
  • Nạn nhân có thai: Không có chống chỉ định sử dụng AED ở thai phụ. Tuy nhiên, kích thước ngực tăng lên có thể gây ra khó khăn khi dán điện cực. Do đó, để đặt miếng đệm AED một cách chính xác, cần phải đẩy nhẹ nhàng một hoặc cả hai bên vú sang bên phải và dán miếng điện cực ở vị trí phía ngoài của vú bên trái, không dán điện cực lên vú của thai phụ.

Là đơn vị đào tạo sơ cấp cứu uy tín, mang đến các khóa học sơ cấp cứu chất lượng cao. Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thiết kế chương trình học sơ cấp cứu giúp bạn và tổ chức trang bị kỹ năng ứng phó hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Hãy tham gia khóa học sơ cấp cứu của chúng tôi ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay