Các khóa học đã đăng ký

5 SAI LẦM CHA MẸ GẶP PHẢI KHI XỬ TRÍ VẾT BỎNG Ở TRẺ?

Bỏng rất thường gặp trong cuộc sống, đặc biệt là bỏng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên các phương pháp sơ cứu bỏng như dùng kem đánh răng, nước mắm, mỡ chăn vẫn được sử dụng trong cuộc sống. Làm sao để sơ cứu bỏng ở trẻ đúng? Cùng bác sĩ sơ cứu Wellbeing tìm hiểu ngay nhé!

1. Bỏng là gì?

Bỏng hay phỏng là hiện tượng bề mặt da hoặc các mô khác bị tổn thương do nhiệt, hóa chất, điện hay bức xạ...Bỏng không chỉ đơn thuần là cảm giác bỏng, nóng rát mà còn có thể là những tổn thương da nghiêm trọng khiến những tế bào xung quanh bị ảnh hưởng hoặc chết đi.

2. Nguyên nhân gây bỏng ở trẻ

Các nguyên nhân gây bỏng ở trẻ phần lớn thường do:

- Bỏng do nước sôi. Đây là nguyên nhân gây bỏng cho trẻ chiếm tỷ lệ cao theo thống kê tại các cơ sở y tế.

- Bỏng do đồ ăn nóng, dầu sôi

- Bỏng do nghịch lửa

- Bỏng do động vào các đồ vật nóng như nồi canh, ấm đun nước, bàn là ủi...

- Bỏng do các loại hóa chất như keo dán sắt, chất tẩy rửa...

3. 5 sai lầm cha mẹ gặp phải khi xử trí vết bỏng ở trẻ

Sau đây là 5 sai lầm cha mẹ thường làm khi xử trí vết bỏng cho trẻ:

Thứ nhất: Bôi kem đánh răng lên vết bỏng

Nhiều cha mẹ và ngưới chăm sóc trẻ cho rằng nếu trẻ bị bỏng thì nên nhanh chóng thoa kem đánh răng lên vết bỏng sẽ khiến vết bỏng không bị đau rát và dịu đi. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng đây là cách xử trí sai lầm. Trong kem đánh răng có chứa chất kiềm nhẹ khi bôi vào vết bỏng sẽ làm tăng thêm sự đau đớn, khiến vết bỏng trở lên trầm trọng và dễ bị nhiễm trùng hơn.

Thứ hai: chườm đá lên vết bỏng

Nhiều phụ huynh tin rằng việc chườm đá sẽ làm mát vết bỏng ngay tức khắc. Tuy nhiên việc vết bỏng bị tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh sẽ làm vết thương trở lên tệ hơn. Các biều bì da sẽ đột ngột bị co lại do gặp lạnh. Điều này dễ gây viêm loét và khiến vết thương càng lâu khỏi.

Thứ ba: Bôi mỡ trăn lên vết bỏng

Theo lời truyền miệng của nhiều người mỡ trăn rát mát, lành da nên khi bị bỏng bới bất cứ nguyên nhân nào cũng là có thể bôi lên và chữa hiệu quả bỏng. Tuy nhiên theo khuyến cáo, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy bôi mỡ trăn lên vết bỏng ngay khi phát hiện sẽ có tác dụng tốt. Không những thế việc bôi trực tiếp mỡ trăn lên vết bỏng có thể khiển vết bỏng trở nên trầm trọng hơn và dễ gây ra viêm nhiễm.

Thứ tư: Chọc vỡ các nốt phỏng

Nhiều phụ huynh cho rằng cần chọc thủng các nốt phỏng thì vết bỏng mới nhanh khỏi. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay