Các khóa học đã đăng ký

Khi trẻ bị co giật, tôi có nên giữ tay chân trẻ hay không?

Co giật là tình trạng thường gặp ở trẻ, không ít bố mẹ phân vân có nên giữ tay chân trẻ bị co giật hay cho đồ vào miệng trẻ, điều này có đúng? Cùng bác sĩ sơ cứu Wellbeing tìm hiểu ngay nhé!

Bác sĩ An toàn: Khi co giật, gần như toàn bộ cơ thể của trẻ sẽ co cứng, rung giật. Có thể có một số triệu chứng khác như: Nôn, sùi bọt mép… Nếu chúng ta giữ tay chân của trẻ, vô hình chung chúng ta đã phản kháng lại lực co cơ của trẻ, lúc đó có thể làm cho trẻ bị gãy tay hoặc chân do 2 lực đối kháng nhau. Bên cạnh đó, khi co giật, cơ thể của trẻ sử dụng rất nhiều năng lượng cho việc co cơ nên khi hết cơn co giật, trẻ sẽ mệt và thường lờ đờ, chậm chạp hoặc ngủ. Việc chúng ta giữ tay và chân trẻ sẽ làm cơ thể trẻ tạo ra nhiều năng lượng hơn nữa để kháng lại lực giữ của chúng ta. Hậu quả của việc này là trẻ sẽ mất thêm rất nhiều năng lượng và sau cơn co giật, trẻ sẽ rất mệt.

Khi trẻ lên cơ co giật, chúng ta cần làm những việc sau:

- Có gắng đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng an toàn.

- Kê vật mềm dưới đầu trẻ.

- Cởi bớt quần áo của trẻ.

- Không ghì chặt or giữ tay chân của trẻ.

- Không nên cho tay or khăn hay bất cứ vật gì vào miệng của trẻ.

- Không cho trẻ ăn or uống bất cứ vật gì trong cơn co giật.

- Dùng đồng hồ đúng tính giờ để tính thời gian co giật của trẻ.

- Sau cơn co giật cần để trẻ nghỉ ngơi. 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay