Hoảng loạn- Bạn đã từng?
Hoảng loạn là tình trạng tâm lý phổ biến và có nguy cơ dẫn đến hành vi hay tình trạng sức khỏe tiêu cực. Việc xử trí tình huống này với chính bản thân, hay người hoảng loạn ngoài sự chính xác, kịp thời còn yêu cầu yếu tố tâm lý khi thực hiện.
Hoảng loạn là gì?
Trạng thái hoảng lạo khác với rối loạn lo âu, xuất hiện khi một người bị lo lắng, sợ hãi và bồn chồn cực độ trong vòng từ 10 đến 15 phút.
Trong cơn hoảng loạn, có thể có nhiều triệu chứng cơ thể như: tim đập nhanh, hụt hơi, thở gấp, khó chịu ở ngực, toát nhiều mồ hôi, chóng mặt, đầu lâng lâng, buồn nôn. Đặc biệt, trạng thái tâm lý sợ chết, sợ bị kiểm soát, sợ bị ngất khá phổ biến và khó tiếp cận.
Tai nạn hoặc các sự kiện gây chấn thương có thể làm cho người ta bị rơi vào trạng thái hoảng loạn. Trong tình huống này người sơ cứu cần tiếp cận hỗ trợ tâm lý đúng cách và nhanh chóng.
Ai có nguy cơ rơi vào hoảng loạn?
-Người trải qua tổn thương, đau buồn trong cuộc sống ở cả quá khứ hay hiện tại như người thân yêu bị bệnh nặng, lạm dụng tình dục… là đối tượng có nguy cơ cao nhất.
- Hút thuốc lá nhiều, uống quá nhiều caffeine cũng là yếu tố nguy cơ .
- Dù chưa có bằng chứng rõ ràng, nhưng tiền sử gia đình có người bị rối loạn hoặc hoảng sợ cũng có thể là yếu tố tăng cường cho điều này.
- Ngoài ra trong một số tình huống bệnh lý, tai nạn tức thời, tình huống khẩn cấp… cũng dễ dẫn đến tình trạng hoảng loạn.
Tiếp cận người bị hoảng loạn?
Người đang hoảng loạn, hay từng trải qua trạng thái này cần được đánh giá và điều trị bởi chuyên gia về sức khỏe tâm thần.
Tuy nhiên, trong điều kiện không có sự can thiệp từ chuyên gia việc sơ cứu người trong tình trạng này vẫn cần được thực hiện hỗ trợ tâm lý. Dưới đây lưu ý một số điểm lưu ý khi thực hiện:
-Cần nhận biết sự xuất hiện của hiện tượng như khó chịu ở ngực, thở gấp có thể do các bệnh lý gây ra như trụy tim hoặc bệnh hen. Việc xác định tình trạng này là bước then chốt trong điều trị kịp thời đối với người bệnh. Người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế kịp thời hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kịp thời.
- Trong tình trạng người bệnh hoảng loạn, việc cố gắng giảng giải chỉ làm người bệnh hoảng loạn hơn. Hãy nói với người bệnh bằng giọng bình tĩnh và chậm dãi. Nói chậm, rõ ràng, sử dụng các câu ngắn gọn là sự ưu tiên trong tình huống này.
- Cần khéo léo đặt câu hỏi để kiểm tra người bệnh có bị rơi vào trạng thái hoảng loạn tâm lý không.
- Hướng dẫn khéo léo, khuyến khích người bệnh hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng cũng sẽ là một cách để tĩnh hơn.
- Chấn an người bệnh cũng sẽ giúp tình trạng lo âu và các triệu chứng khó chịu sẽ giảm từ từ, giảm triệu chứng đe dọa tính mạng.
Việc sơ cứu hỗ trợ tâm lý chính xác đối với người trong trạng thái hoảng loạn là rất cần thiết và cần thực hiện đúng. Việc hiểu sai các triệu chứng của người bệnh dễ dẫn đến xử trí sai và để lại những hậu quả nặng nề.