Các khóa học đã đăng ký

XỬ TRÍ VẾT CẮN TỪ CÁC LOÀI CÔN TRÙNG THƯỜNG GẶP

Vết cắn từ các loài côn trùng thường gặp có thể là vết cắn của ve, vết cắn của nhện hoặc muỗi. Vết cắn đến từ các loài côn trùng này nghe có vẻ không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nó xảy ra trên trẻ nhỏ, người có cơ địa dị ứng hay xảy ra tại các vị trí nhạy cảm như miệng, họng thì nguy hiểm có thể xảy đến nếu như bạn không biết cách xử trí đúng cách.

1. Xử trí vết cắn của ve:

1.1. Đại cương:

Ve là những sinh vật nhỏ giống nhện sống trong cỏ hoặc vùng nhiều cây cối.

Chúng tự bám vào các động vật khác (gồm cả người) và cắn để hút máu, thường gặp ve hút máu trên thú nuôi trong nhà như là chó hoặc mèo. Khi hút máu, một con ve có thể phồng lên to bằng kích thước một hạt đậu, và có thể nhìn thấy chúng dễ dàng.

Ve có thể mang theo mầm bệnh, vì vậy cần loại bỏ chúng càng sớm càng tốt

1.2. Mục tiếu của bạn: ngay lập tức là loại bỏ con ve ra khỏi cơ thể

1.3. Các bước xử trí:

Bước 1:

Dùng nhíp, kẹp đầu con ve gần da nạn nhân nhất có thể. Nhẹ nhàng kéo đầu ve lên với lực đều đặn. Không giật mạnh ra vì có thể phần miệng ve vẫn còn cắm vào da, hoặc bạn sẽ làm nó nôn dịch chứa mầm bệnh vào trong da nạn nhân.

Bước 2:

Giữ lại con ve để nhận dạng; bỏ vào một túi nhựa kín và đưa cho nạn nhân. Nạn nhân nên đến cơ sở y tế để được tư vấn; nên mang theo con ve vì có thể cần để phân tích trong quá trình điều trị.

Cảnh báo:

Đừng cố gắng loại bỏ con ve bằng bơ hoặc sáp dầu hoặc đốt hoặc đóng băng chúng, bởi vì chúng có thể nôn dịch chứa mầm bệnh vào nạn nhân, điều này có thể làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

2. Xử trí vết cắn của nhện hoặc muỗi:

2.1. Đại cương:

Thường các vết cắn từ những loài côn trùng này không gây nguy hiểm

Tuy nhiên, vết cắn hoặc đốt trong miệng hoặc họng có thể gây nguy hiểm vì sưng sẽ làm tắc nghẽn đường thở. Ngoài ra, hãy cẩn thận với phản ứng dị ứng, phản ứng này có thể làm nạn nhân sốc phản vệ

Lưu ý: Hãy gọi cấp cứu 115 để được trợ giúp khẩn cấp nếu nạn nhân bị nhện lưng đỏ hoặc nhện lưới phễu cắn, hoặc nếu nạn nhân có dấu hiệu sốc phản vệ.

Nhện lưới phễu

Nhện lưng đỏ

2.2. Dấu hiệu nhận biết:

Các dấu hiệu phụ thuộc vào từng loài, nhưng nói chung là:

Đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ đốt

Có thể buồn nôn và nôn

Đau đầu

2.3. Mục tiêu của bạn:

Giảm đau và sưng

Bố trí đưa bệnh nhân đến bệnh viện nếu cần thiết

2.4. Các bước xử trí:

Bước 1: Trấn an nạn nhân, giúp nạn nhân ngồi hoặc nằm xuống.

Bước 2: Nâng cao phần cơ thể bị thương nếu có thể. Chườm lạnh bằng túi nước đá trên vùng bị thương ít nhất mười phút để giảm thiểu sưng.

Bước 3:

+ Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn – nhịp thở, mạch và mức độ đáp ứng. Theo dõi các dấu hiệu của phản ứng dị ứng, ví dụ như tiếng thở rít và/hoặc đỏ, sưng, ngứa da.

+ Nếu có bất kỳ bất thường nào, hãy đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay