Các khóa học đã đăng ký

NHỮNG KIẾN THỨC CÓ THỂ CỨU SỐNG CON BẠN MỘT NGÀY NÀO ĐÓ | WELLBEING

Trịnh Hương Ly – Chuyên gia tập huấn chương trình Sơ cứu nhanh - Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

"Cứu con" là một cụm từ gây hoang mang với tất cả các bậc cha mẹ cũng như bất kỳ người lớn nào, và chắc hẳn chẳng ai mong muốn con mình bị rơi vào một tình huống nguy hiểm, đặc biệt lại là nguy hiểm đến tính mạng. Trên thực tế, trẻ em là đối tượng dễ gặp tai nạn thương tích do bản tính hiếu động, tò mò. Bị trầy da, chảy máu, trật chân, v.v.. và nguy hiểm nhất là ngừng tim, ngừng thở. Các kiến thức được cung cấp sau đây có thể giúp các bậc cha mẹ tăng cơ hội sống cho con nếu chẳng may rơi vào tình huống hiểm nguy.

Cứu con, đừng biến mình thành nạn nhân thứ hai!

wellbeing-so-cuu

Cứu con không có nghĩa là để bản thân mình rơi vào nguy hiểm. Khi nhìn thấy một đứa trẻ gặp nạn, bản năng của các bậc cha mẹ nói riêng và người lớn nói chung là sẽ ngay lập tức chạy đến chỗ đứa trẻ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc làm này không những không giúp được đứa trẻ mà còn có khá năng biến người trợ giúp trở thành nạn nhân thứ hai. Vì vây, điều đầu tiên cần làm trong trường hợp này là là đảm bảo môi trường xung quanh an toàn. Hãy dùng cả 3 giác quan: thị giác - nhìn, khứu giác - ngửi, và thính giác - nghe để quan sát và phán đoán môi trường xung quanh xem có thực sự an toàn hay không. Ví dụ, khi thấy một đứa trẻ gặp nạn trên đường và trẻ không tỉnh, để có thể sơ cấp cứu cho trẻ hãy dùng xe của bạn hoặc các vật dụng có sẵn xung quanh tạo nên vòng bọc và một màn chắn để đảm bảo các xe đang di chuyển trên đường nhận ra đoạn đường này có chướng ngại vật và tránh kịp thời.

Gọi cấp cứu ngay!

wellbeing-so-cuu

Dù bạn đã được tập huấn về các lớp sơ cấp cứu cơ bản hay tự tin đến mấy, trẻ gặp nạn vẫn cần được hỗ trợ càng nhanh càng tốt từ đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp. Sơ cấp cứu đặc biệt là sơ cấp cứu ngừng tuần hoàn là một việc đòi hỏi rất nhiều sức lực, bạn cũng không thể biết chắc chắn rằng thời gian mình có thể thực hiện sơ cứu cho trẻ là bao lâu trước khi kiệt sức, vì thế, hãy gọi cấp cứu ngay.

Trong trường hợp có hai người, một người có thể gọi cấp cứu khi người kia ngay lập tức tiến hành các bước sơ cứu cần thiết.

Kiểm tra sự đáp ứng

Kiểm tra đáp ứng được hiểu đơn giản là việc hỏi trẻ: "Cháu có sao không?" hoặc "Cháu bị đau ở đâu?". Có thể vỗ nhẹ vào vai, lay nhẹ chân tay để gọi trẻ. Tuyệt đối không rung lắc mạnh hoặc xốc trẻ lên vì có thể làm các chấn thương nặng hơn. Nếu chẳng may đốt sống bị tổn thương, trẻ có thể phải làm bạn với chiếc xe lăn trong suốt quãng thời gian còn lại!

Nếu trẻ quá sợ hoặc quá đau mà không thể trả lời, trẻ vẫn có thể phản hồi bằng cách kêu lên các tiếng nhỏ, gật/lắc đầu hoặc cử động mắt.

Kiểm tra đường thở

wellbeing-so-cuu

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân khiến trẻ gặp nguy hiểm là do đường thở bị tắc nghẽn. Chỉ cần đường thở được khai thông, trẻ có thể dần hồi phục mà không cần thêm bất cứ sự trợ giúp nào. Trẻ không thở được có thể do lưỡi tụt về phía sau gây tắc nghẽn hầu họng hoặc có dị vật mắc kẹt trong đường thở. Trong trường hợp này, người sơ cứu cần phải mở thông đường thở cho trẻ bằng thủ thuật ngửa đầu và nâng cằm. Để thực hiện, người thực hiện sơ cứu đặt bàn tay vào trán trẻ và đẩy ra phía sau một cách chậm rãi. Đặt ngón tay của bàn tay còn lại dưới cằm để đẩy ra trước. Hãy nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương phần mềm. Có thể dùng ngón tay cái giữ cho miệng trẻ không ngậm lại khi tiến hành thủ thuật.

Nếu trẻ vẫn tỉnh táo và cảm thấy khó thở, đừng chần chừ mà hãy đưa trẻ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.Thông thường, trẻ tự tìm được một tư thế thích hợp để việc thở có thể dễ dàng nhất. Vì vậy, không nên ép trẻ phải ở tư thế không thoải mái. 

Đánh giá sự thông thoáng đường thở bằng cách:
- QUAN SÁT di động của lồng ngực và bụng
- NGHE tiếng thở
- CẢM NHẬN hơi thở

Người thực hiện sơ cấp cứu có thể nghiêng đầu trên mặt trẻ, ghé tai ở trên mũi trẻ, má trên miệng trẻ và nhìn dọc theo lồng ngực trẻ trong vòng 10 giây.

Trong trường hợp không thực hiện được thủ thuật này hoặc không thể thực hiện do nghi ngờ chấn thương cột sống cổ, có thể thay thế bằng hành động ấn hàm. Dùng 2 - 3 ngón tay đặt dưới góc hàm 2 bên và đẩy hàm ra phía trước. Phương pháp này dễ thực hiện hơn nếu khuỷu tay người cấp cứu đặt trên vùng mặt phẳng mà trẻ đang nằm. Đầu trẻ có thể nghiêng nhẹ về một bên.

wellbeing-so-cuu

Nếu trẻ không thở hoặc sau khi đã áp dụng các thủ thuật trên trong 10s mà trẻ vẫn tiếp tục không thở, cần tiến hành hồi sức tim phổi và thổi ngạt cho trẻ.

Tiến hành thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực

Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt cho trẻ với tần số 30 lần ép tim- 2 lần thổi ngạt cho một chu kì. Kỹ thuật thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực cho trẻ sẽ được hướng dẫn cụ thể trong một bài viết khác.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay