Các khóa học đã đăng ký

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ - Bố mẹ đã biết chưa?| Wellbeing

Ở mỗi giai đoạn, trẻ tự kỷ biểu hiện ra những đặc điểm khác nhau. Việc nhận biết được các dấu hiệu trẻ tự kỷ sớm sẽ giúp bố mẹ có thể can thiệp kịp thời, từ đó, giảm mức độ nghiêm trọng tình trạng tự kỷ của trẻ. Vậy trẻ tự kỷ có những biểu hiện như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường được biểu hiện qua các giai đoạn : Giai đoạn tuổi khởi phát, giai đoạn trẻ 12 tháng và giai đoạn trẻ 24 tháng.

1.Giai đoạn tuổi khởi phát

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ qua những bất thường ở trẻ em trong giai đoạn đầu đời từ 0 - 6 tháng tuổi như:

Thiếu những cử chỉ trao đổi vui mừng với mẹ; Không tỏ thái độ thích thú, quan tâm khi có người chăm sóc; Thái độ lạnh lùng, lãnh đạm, bình lặng đối với lời nói và khuôn mặt của người mẹ hoặc người thân.
Có dấu hiệu né tránh, ngoảnh mặt đi nơi khác khi người khác ở tư thế đối diện với bé; Lặng im cả ngày, ít cử động, khi thì quá ngoan, khi thì quá phá phách.
Trương lực cơ quá cứng hoặc quá mềm; Rối loạn giấc ngủ; Thiếu phản xạ bú, mút; 4 - 6 tháng tuổ: Không phát âm bi bô; Không có nụ cười xã hội…6 tháng tuổi đến một năm: trẻ không có những cử chỉ vui mừng và thích thú khi có mẹ hay người thân ở gần; Các cử chỉ, điệu bộ không phù hợp với tình huống giao tiếp;
Thái độ lãnh đạm với âm thanh và hình ảnh hoặc những kích thích từ môi trường; Nhìn chằm chằm như bị hút vào những vật thể quay tròn, nhìn các ngón tay ve vẩy; Không quan tâm đến đồ chơi nhưng lại chú tâm đặc biệt vào những vật thể lạ như khe hở, hạt bụi, lỗ rách; Không có biểu hiện lo sợ, khóc khi đối diện với người lạ.

2.Giai đoạn trẻ 12 tháng

Một đứa trẻ phát triển theo mức độ điển hình sẽ quay đầu lại khi nghe tên của mình.

Ở giai đoạn này, trẻ bị tự kỷ có thể không quay lại nhìn, ngay cả khi tên của trẻ được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng có thể trẻ sẽ phản ứng với các âm thanh khác.
Một đứa trẻ có kỹ năng nói chậm sẽ dùng cử chỉ hoặc sử dụng nét mặt biểu cảm để bù đắp cho sự chậm nói của mình.Một đứa trẻ tự kỷ có thể không nỗ lực để bù đắp cho sự chậm nói của mình hoặc có thể lặp đi lặp lại những gì được nghe trên truyền hình.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay