Các khóa học đã đăng ký

Có cần đeo khẩu trang sau khi đã tiêm vắc -xin Covid-19? | Wellbeing

Bài viết được viết bởi ThS. Ngô Thị Sáng | Chuyên gia tập huấn dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và là thách thức lớn của toàn cầu. Việc nghiên cứu để cho ra đời những loại vắc-xin với hiệu quả phòng ngừa cao là vũ khí quan trọng giúp nhân loại tiến gần hơn tới việc có thể kết thúc đại dịch. Tuy nhiên, sau khi đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, chúng ta có thực sự an toàn và có cần phải đeo khẩu trang nữa không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây

1. Vắc-xin Covid-19 là gì?

Vắc-xin Covid-19 là chủng loại vắc-xin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi-rút Corona gây ra bằng cách tạo kháng thể để chống lại vi-rút đồng thời có thể tạo ra tế bào lympho T và lympho B ghi nhớ để chiến đấu với tác nhân gây bệnh, chống lại chúng nếu bị tấn công trong tương lai. 

2. Có cần đeo khẩu trang sau khi đã tiêm vắc-xin Covid-19?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng chúng ta vẫn cần đeo khẩu trang và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch ngay cả khi đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 bởi 4 lí do dưới đây:

2.1. Không có vắc-xin nào hiệu quả 100%

Các thử nghiệm lâm sàng lớn cho thấy hai liều vắc-xin Moderna và Pfizer-BioNTech đạt hiệu quả 95%. Tiến sĩ Tom Frieden, cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh  Hoa Kỳ cho biết mặc dù những kết quả đó rất ấn tượng nhưng cứ 20 người thì có 1 người không được bảo vệ bởi vắc-xin. Điều đó có nghĩa là vẫn có một khả năng nhỏ bạn có thể bị nhiễm bệnh.

Trong thực tế, vắc-xin thường kém hiệu quả hơn so với các thử nghiệm lâm sàng. Hiệu quả của vắc-xin Covid-19 có thể bị ảnh hưởng bởi cách xử lý chúng. Vật liệu di truyền được sử dụng trong vắc xin mARN - được tạo ra bằng ARN thông tin từ vi-rút SARS-CoV-2 rất mỏng manh nên nó phải được bảo quản và vận chuyển cẩn thận. Bất kỳ sự thay đổi nào so với những hướng dẫn nghiêm ngặt đều có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của vắc-xin.

2.2. Vắc-xin không thể bảo vệ bạn ngay lập tức

Không có vắc-xin nào có hiệu quả ngay lập tức. Phải mất khoảng hai tuần để hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể ngăn chặn nhiễm virus.

Ví dụ, với 2 loại vắc-xin Moderna và Pfizer đều yêu cầu hai liều tiêm. Các mũi tiêm Pfizer được thực hiện cách nhau ba tuần; các mũi tiêm Moderna yêu cầu cách nhau bốn tuần.

Nói cách khác, sự bảo vệ đầy đủ sẽ không bắt đầu ngay sau khi tiêm cho đến năm hoặc sáu tuần sau lần tiêm đầu tiên. 

2.3. Vắc-xin Covid-19 có thể không ngăn bạn lây lan vi-rút cho mọi người

Không rõ liệu những người đã tiêm ngừa vắc-xin Covid-19 có khả năng lây lan vi-rút sang người khác hay không, ngay cả khi bản thân họ không có triệu chứng của bệnh. Các nhà nghiên cứu hiện đang nghiên cứu xem liệu vắc-xin có ngăn ngừa sự lây truyền không có triệu chứng của vi-rút hay không.

Nếu bạn đã được tiêm chủng ngừa, có thể vẫn có đủ vi-rút tồn tại trong mũi hoặc miệng để bạn vô tình lây lan cho những người xung quanh, ngay cả khi bạn không xuất hiện các triệu chứng. Cho đến khi các nhà nghiên cứu xác nhận rằng điều này không xảy ra, việc đeo khẩu trang sẽ giúp bạn bảo vệ những người chưa được tiêm vắc-xin trong cộng đồng của bạn.

2.4 Cần có thời gian để đạt được “miễn dịch cộng đồng”

Để đạt được miễn dịch cộng đồng giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, đủ số người sẽ phải trở nên miễn dịch với vi-rút Corona thông qua việc tiêm phòng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa rõ bao nhiêu phần trăm dân số sẽ cần phải tiêm phòng để đạt được miễn dịch cộng đồng theo cách này.

Một số chuyên gia tin rằng khả năng miễn dịch của đàn có thể đạt được nếu 60 hoặc 70 phần trăm dân số được tiêm chủng. Những người khác cho rằng một tỷ lệ cao hơn nữa số người sẽ cần phải được tiêm phòng để có hiệu lực miễn dịch bầy đàn. Con số thực tế vẫn phải được xác định.

Xem thêm thông tin tại:

https://khn.org/news/article/5-reasons-to-wear-a-mask-even-after-youre-vaccinated/

https://www.hackensackmeridianhealth.org/HealthU/2021/01/20/3-reasons-why-you-should-continue-wearing-a-mask-after-getting-the-covid-19-vaccine/ 

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay