Các khóa học đã đăng ký

Khóa học sơ cấp cứu doanh nghiệp tại Việt Nam cần đạt tiêu chí gì?| Wellbeing

Theo thông tư 19/2016/TT-BYT mỗi doanh nghiệp đều phải có nhân viên tham gia hoạt động sơ cấp cứu, vì vậy việc bố trí lực lượng sơ cấp cứu đã trở thành quy định bắt buộc với nhiều doanh nghiệp.

Mỗi năm có đến hàng triệu người tử vong vì tai nạn thương tích, tại Việt Nam cứ 100.000 người thì có tới 88.4 người tử vong do tai nạn thương tích, nguyên nhân gây gấp 3 lần với tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt tỉ lệ này đáng lo ngại hơn tại các doanh nghiệp tập trung đông người hay hoạt động trong lĩnh vực yêu cầu sự an toàn cao như : xây dựng, vận chuyển, lắp ráp, du lịch, chăm sóc… 

Vì vậy, việc mỗi nhân viên có kỹ năng sơ cấp cứu không chỉ cần thiết bởi nâng cao kiến thức mà còn tối ưu sự an toàn tại các doanh nghiệp. 

Bởi chắc chắn rằng “Bạn không thể biết 1 phút tới có chuyện gì xảy ra!”.

Nếu như trước đây việc tham gia khóa học sơ cấp cứu thường chỉ thấy tại các doanh nghiệp nước ngoài có quy định điều kiện an toàn thì hiện nay quy định này đã được áp dụng tại Việt Nam. 

Trong đó theo thông tư 19/2016-BYT về quy định an toàn quy định rõ:

1. Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:

a) Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;

- Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;

2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

a) Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;

b) Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

3. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

a) Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;

b) Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

4. Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.

Những tiêu chí lựa chọn đơn vị đào tạo sơ cấp cứu doanh nghiệp?

- Lựa chọn một đơn vị được cấp chứng chỉ giảng dạy của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội sẽ chắc chắn rằng bạn đang tham gia khóa học được kiểm duyệt nghiêm ngặt.

- Đơn vị cung cấp khóa học được cấp phép thực hiện giảng dạy kỹ năng sơ cấp cứu lao động.

- Đội ngũ giảng dạy là bác sĩ có bằng cử nhân chính quy, đã tham gia các khóa huấn luyện và đạt số giờ thực hiện đứng lớp theo yêu cầu. 

- Nội dung bài giảng được thiết kế bởi đội ngũ chuyên gia sơ cấp cứu cần được kiểm duyệt nghiêm ngặt Bộ Y tế.

- Một đơn vị được cấp chứng chỉ giảng dạy của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội sẽ chắc chắn rằng bạn đang tham gia khóa học được kiểm duyệt nghiêm ngặt.

- Để hoàn thành tốt khóa học sơ cấp cứu, học viên cần được thực hành trên mô hình thực tế. Một khóa học sơ cấp cứu với trang thiết bị đạt chuẩn sẽ là một lợi thế khi tham gia. 

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay