HỒI SỨC TIM PHỔI (CPR) - CÓ PHẢI CHỈ DÀNH CHO BÁC SĨ?
HỒI SỨC TIM PHỔI (CPR) - CÓ PHẢI CHỈ DÀNH CHO BÁC SĨ?
Rất nhiều người cho rằng, hồi sức tim phổi hay gọi tắt là CPR là hành động chỉ nên được thực hiện bởi bác sĩ - những người có chuyên môn về y tế. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy. Khi một nạn nhân rơi vào tình trạng khẩn cấp (Không tỉnh, không mạch, không thở), nạn nhân ngay lập tức cần được thực hiện hành động ép tim và thổi ngạt. Lúc này, nạn nhân chỉ có 5 phút để giành giật giữa sự sống và cái ch.ết, trong khi đó, 30 phút là thời gian trung bình để một xe cấp cứu có mặt tại hiện trường. Nếu đợi nhân viên y tế đến và bắt đầu thực hiện các thao tác sơ cứu, chúng ta đã vô tình làm mất THỜI GIAN VÀNG để cứu sống nạn nhân. Vậy lúc này, vai trò của ai mới quan trọng nhất? ===> Những người tiếp xúc đầu tiên với nạn nhân.
Đây chính là thông điệp quan trọng được Bác sĩ Wellbeing chia sẻ trong chuyên đề "HỒI SỨC TIM PHỔI (CPR) - CÓ PHẢI CHỈ DÀNH CHO BÁC SĨ" được tổ chức tại trường THCS Đoàn Thị Điểm Hà Nội trong đầu tuần vừa rồi. Chuyên đề không chỉ cung cấp cho các em học sinh những kiến thức bổ ích về sơ cứu mà còn giúp các em có cái nhìn khác hơn về vai trò của NGƯỜI SƠ CỨU trong cuộc sống thường ngày.
Chia sẻ với Wellbeing, các thầy cô của trường không giấu được niềm vui khi các bạn học sinh được tham gia một chuyên đề hết sức thực tế và ý nghĩa. Nhà trường cũng bày tỏ hy vọng về việc lan tỏa kỹ năng này đến nhiều các bạn học sinh trên mọi miền đất nước. Cảm ơn các bạn học sinh, các thầy cô trường Trường THCS Đoàn Thị Điểm Hà Nội đã cùng Wellbeing viết tiếp những dấu ấn trên chặng đường Vì mỗi trẻ em Việt Nam được trang bị kỹ năng an toàn!