3 SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI SƠ CỨU HÓC DỊ VẬT Ở NGƯỜI LỚN
Hóc dị vật đường thở xảy ra khi có một vật lạ bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc khí quản, làm tắc nghẽn luồng không khí vào phổi. Khi một nạn nhân hóc dị vật đường thở, họ thường có những biểu hiện sau:
• Đột ngột ho sặc sụa, khó thở;
• Bám tay vào cổ họng;
• Khó khăn khi nói hoặc không nói được;
• Mặt, tai, môi, cổ, móng tay bị tím tái;
• Mất ý thức.
Khi sơ cứu một nạn nhân hóc dị vật đường thở, chúng ta thường mất bình tĩnh và dễ có những nhầm lẫn trong việc xử trí:
Sai lầm số 1: Móc họng của nạn nhân: Hành động này sẽ cản trở đường thở của nạn nhân, gây tổn thương trong miệng. Khi móc họng nạn nhân, người sơ cứu có thể đẩy dị vật vào sâu trong đường thở.
Sai lầm số 2: Vuốt xuôi ngực: Hành động này không có tác dụng sơ cứu, do đó sẽ làm mất "thời gian vàng" quý giá để sơ cứu nạn nhân.
Sai lầm số 3: Động tác xoa lưng không đủ lực để kích thích ho và làm bật dị vật ra ngoài.
Đây là những nhầm lẫn phổ biến khi sơ cứu nạn nhân hóc dị vật đường thở, một trong những nội dung được BS Wellbeing chia sẻ trong buổi tập huấn sơ cấp cứu 1-1 dành cho thành viên của tổ chức Volunteering Australia.
Dù đã có thời gian hoạt động cho thuỷ quân Hoa Kỳ và đã tham gia rất nhiều khoá tập huấn sơ cứu trước đó, nhưng với ngài Erik: “Những kiến thức của buổi tập huấn vô cùng hữu ích và thiết thực. Tôi cảm thấy tự tin hơn trong việc hoàn thành vai trò công việc của mình."
Cảm ơn Volunteering Australia đã chung tay cùng Wellbeing vì một Việt Nam an toàn!