Sơ cấp cứu trụy tim| Wellbeing
BS Nguyễn Thị Hoa – Chuyên viên dự án Sơ cấp cứu
Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.
Trụy tim là một vấn đề sức khoẻ cực kỳ quan trọng. Tình trạng sức khoẻ này rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tỷ lệ nam giới mắc phải nhiều hơn nữ giới. Tình trạng này có thể gây tử vong hoặc tàn tật. Do vậy việc nâng cao kiến thức sơ cấp cứu truỵ tim cho cộng đồng là thực sự rất cần thiết.
Sơ cấp cứu trụy tim: Trường hợp cảnh báo, dấu hiệu, mục tiêu
Trụy tim thường xảy ra do tắc nghẽn đột ngột nguồn cấp máu cho một phần của khối cơ tim – ví dụ, do một cục máu đông ở động mạch vành (huyết khối mạch vành). Nó cũng có thể được gọi là một cơn nhồi máu cơ tim. Yếu tố nguy cơ chủ yếu là ngừng tim.
Trường hợp cảnh báo
Nếu nạn nhân trở nên bất tỉnh, mở đường thở và kiểm tra hô hấp
Không cho nạn nhân dùng thuốc aspirin nếu bạn biết họ bị dị ứng với nó hoặc nếu họ dưới 16 tuổi.
Dấu hiệu nhận biết
- Đau dai dẳng, như bóp nghẹt ở giữa ngực, có thể lan lên quai hàm và xuống một hoặc cả hai tay. Không giống như đau ngực (trang bên), cơn đau không giảm đi khi nạn nhân nghỉ ngơi
- Thở hổn hển
- Cảm giác khó chịu ở vùng bụng phía trên, có thể giống như khi bị chướng bụng nặng
- Bất tỉnh, thường không lường trước
- Đột ngột ngất xỉu hay chóng mặt
- Nạn nhân có cảm giác bất an
- Da khô, môi tím tái
- Mạch nhanh, nhỏ hoặc không đều
- Vã mồ hôi
- Thở gấp để lấy khí (“đói khí”)
Mục tiêu
- Làm giảm sức căng của quả tim bằng việc đảm bảo nạn nhân được nghỉ ngơi
- Gọi hỗ trợ y tế khẩn cấp mà không được chậm trễ
Các bước sơ cấp cứu trụy tim
1. Gọi cấp cứu để được hỗ trợ cấp cứu. Báo với đội điều hành xe cấp cứu rằng bạn nghi ngờ một cơn trụy tim.
2. Làm cho nạn nhân thoải mái nhất có thể để làm dịu sức căng của quả tim. Tư thế nửa nằm nửa ngồi, với đầu và vai được tựa và đầu gối gấp, thường là tốt nhất. Đặt đệm sau lưng và dưới đầu gối.
3. Hỗ trợ nạn nhân dùng liều một viên aspirin ( tổng cộng 300mg); khuyên họ nhai chậm viên thuốc.
4. Nếu nạn nhân có thuốc đau ngực, như thuốc viên, thuốc dạng bơm hoặc thuốc xịt dạng phun sương, hãy để họ tự uống thuốc. Nếu cần thiết, giúp họ lấy nó. Khuyến khích họ nghỉ ngơi.
5. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn – nhịp thở, mạch và mức độ đáp ứng– trong khi chờ trợ giúp. Bình tĩnh để tránh những căng thẳng không đáng có.
Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây