Các khóa học đã đăng ký

Sơ cấp cứu nạn nhân tiêu chảy cấp|Wellbeing

BS Lưu Thị Minh Trang – Tập huấn viên Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing

Sơ cấp cứu nạn nhan tiêu chảy cấp đúng cách là vô cùng quan trọng. Tình trạng tiêu chảy làm cho cơ thể mất đi các loại dịch và muối cần thiết. Dẫn đến tình trạng mất nước, nguy hiểm và nặng hơn là tình trạng giảm thể tích tuần hoàn, máu bị cô đặc, tim không thể bơm máu đi nuôi cơ thể, ở tình trạng này nạn nhân có thể tử vong. Vì vậy, các biện pháp bù lại lượng dịch và muối khoáng đã mất là biện pháp chính trong sơ cấp cứu nạn nhân tiêu chảy.

1. Đại cương về tiêu chảy:

Nắm được những kiến thức cơ bản nhất về tiêu chảy, về các nguyên nhân, cơ chế gây bệnh từ đó hiểu hơn cách sơ cấp cứu nạn nhân tiêu chảy cũng như các biện pháp phòng ngừa.

1.1. Định nghĩa:

  • Là tình trạng đi ngoài phân lỏng bất thường hoặc toàn nước lớn hơn 2 lần/24h (lưu ý đối với trẻ nhỏ bú mẹ: tình trạng đi ngoài phân lợn cợn, phân sệt 5-7 lần/ngày là bình thường)

  • Một cố yếu tố gia tặng khả năng mắc tiêu chảy:

+ Trẻ nhỏ, người già

+ Suy dinh dưỡng

+ Người mắc các bệnh mạn tính: tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch,…

+ Người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch

+ Suy giảm miễn dịch (AIDS)

+ Yếu tố về mùa: các bệnh tiêu chảy thường xảy ra vào mùa hè, mùa mưa

+ Tập quán: một số địa phương có tập quán ăn đồ sống, uống nước suối,…

1.2. Các nguyên nhân gây tiêu chảy:

  • Nhiễm virus: Rotavirus, norovirus,..

  • Nhiễm vi khuẩn: E.coli, tả, lỵ,…

  • Nhiễm ký sinh trùng: Giardia, lỵ amip,…

  • Nhiễm giun sán: Giun kim, giun tóc,…

  • Dị ứng: sữa bò

  • Kém hấp thu: người bị hội chứng giảm dung nạp đường lactose, suy tụy,..

  • Bệnh: viêm loét đại tràng mạn tính

  • Các nguyên nhân khác: sau dùng kháng sinh, sau hóa trị,…

Trong các nguyên nhân trên thì 4 nguyên nhân đầu tiên là phổ biến nhất.

1.3. Các cơ chế gây tiêu chảy:

  • Xâm nhập: tác nhân gây bệnh xâm nhập -> phá hủy tế bào thành ruột -> tạo ra các sản phẩm phá hủy, độc tố… -> gây tiêu chảy.

  • Bám dính: tác nhân gây bệnh bám chặt niêm mạc ruột -> tổn thương tế bào thành ruột -> cản trở hấp thu nước điện giải -> gây tiêu chảy

  • Tăng xuất tiết: tác nhân gây bệnh tiết độc tố -> gây tăng xuất tiết -> gây tiêu chảy

Trên thực tế, cơ chế gây tiêu chảy khá phức tạp và có thể phối hợp nhiều cơ chế cùng một lúc.

1.4. Phân loại tiêu chảy:

  • Tiêu chảy cấp: 14 ngày

  • Tiêu chảy kéo dài: > 14 ngày

2. Sơ cấp cứu nạn nhân tiêu chảy:

Các bước sơ cấp cứu đơn giản, dễ làm, tuy nhiên đảm bảo phải thực hiện đúng cách mới đem lại hiệu quả.

2.1. Mục đích sơ cứu:

Là ngăn tình trạng mất nước bằng cách bù liên tục nước hoặc trái cây không đường. Ngoài ra, bột điện giải, hay gặp nhất là oresol là chế phẩm quan trọng trong việc cung cấp sự cân bằng chính xác của nước và muối mất đi do tiêu chảy.

2.2. Mục tiêu của bạn:

  • Trấn an nạn nhân

  • Bù lại lượng dịch và muối đã mất

2.3. Các bước sơ cấp cứu:

  • Bước 1: Trấn an nạn nhân nếu họ nôn và đưa họ một chiếc khăn ẩm ấm để lau mặt

  • Bước 2: 

+ Cho họ uống nước hoặc nước trái cây không pha thêm đường từng ngụm chậm rãi và thường xuyên.

+ Pha oresol theo đúng tỷ lệ nước khuyên dùng trên vỏ (nước đun sôi để nguội), chia nhỏ uống từng đợt đến hết. Chú ý: oresol đã pha chỉ được dùng trong vòng 24h.

  • Bước 3: Khi nạn nhân đói trở lại, khuyên họ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như mì ống, bánh mì hoặc khoai tây trong 24 giờ đầu tiên.

  • Bước 4: Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào: đi ngoài tăng số lượng, đi ngoài lẫn máu, nạn nhân li bì, sốt cao,… cần đưa đến ngay cơ sở y tế để được điều trị chăm sóc và điều trị chuyên sâu.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay