Các khóa học đã đăng ký

SARS - Hội chứng hô hấp cấp tính nặng và những điều cần biết | Wellbeing

Bài viết được tổng hợp bởi Phạm Hải Anh | Chuyên viên tập huấn, dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

benh-sars-wellbeing

SARS (Sereve actue respiratory syndrome – Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở người, do Coronavirus SARS (được viết tắt là SARS – CoV) gây nên. Bệnh cảnh của SARS là viêm phổi không điển hình và các phế nang bị tổn thương nặng làm giảm khả năng cung cấp máu và ức chế vận chuyển ô-xy tại phổi.

SARS – CoV thuộc nhóm Coronavirus, là nhóm các virus gây nhiễm khuẩn đường hô hấp ở các loài động vật. Năm 2003, WHO đã ra thông báo chính thức SARS – CoV là nguyên nhân gây bệnh SARS ở người.

1. Đường lây truyền

SARS – CoV có thể lây lan qua tiếp xúc người – người. Khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ bắn ra các giọt bắn vào không khí, có thể bay xa 3m, có chứa SARS – CoV. Sau đó SARS -CoV sẽ xâm nhập qua niêm mạc miệng, mũi, hoặc mắt của người bị phơi nhiễm và gây bệnh. SARS – CoV cũng có thể lây lan thông qua các bề mặt đã bị ô nhiễm có các giọt bắn mang SARS- CoV. Ngoài ra SARS – CoV cũng có thể lây truyền qua đường phân miệng. Nhân viên y tế có nguy cơ lây nhiễm bệnh trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.

2. Tình hình bệnh SARS

Bệnh SARS được biết lần đầu tiên khi đã trở thành đại dịch trên toàn cầu. Trong khoảng thời gian từ giữa tháng 11 năm 2002 đến tháng 6 năm 2003, chỉ một thời gian ngắn sau khi ca bệnh lâm sàng SARS đầu tiên được ghi nhận trên một bệnh nhân nam tại tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, đã có 37 quốc gia tại 5 châu lục thông báo các ca bệnh. Trong thời gian có dịch, Tổ chức Y tế thế giới đã ghi nhận 8096 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 774 người đã tử vong (Tỷ lệ tử vong là 9,6%) và bệnh SARS đã được ghi nhận là đại dịch của toàn cầu. Đến nay, sự lây lan của dịch bệnh SARS đã được không chế hoàn toàn, với trường hợp mắc bệnh cuối cùng được thông báo vào tháng 6 năm 2003.

3. Cơ chế gây bệnh

SARS – CoV xâm nhập tế bào biểu mô hầu họng. Sau đó SARS – CoV nhân lên tại các tế bào này dẫn đến phá hủy các tế bào lông chuyển, kích thích sản xuất ra các chemokine, inteleukin và gây nên các biểu hiện giống hội chứng cúm gây ra. SARS không chỉ được phát hiện trong các tế bào đường hô hấp được tìm thấy trong máu, nước tiểu và trong phân vào tháng thứ 2 của bệnh. SARS – CoV tồn tại trên đường hô hấp 2-3 tuần và khi có triệu chứng lâm sàng nồng độ tăng gấp 10 lần. SARS – CoV được tìm thấy trong các tế bào nhu mô phế nang.

4. Biểu hiện lâm sàng

4.1 Thời kỳ ủ bệnh

Kéo dài từ 2-7 ngày sau tiếp xúc. Thời kỳ này không có biểu hiện lâm sàng.

4.2 Thời kỳ khởi phát

Các triệu chứng của SARS có thể biểu hiện tương tự như các bệnh do virus khác.

- Sốt trên 38 độ C

- Nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu

- Cơ bắp đau nhức

- Giảm sự thèm ăn

- Tiêu chảy chiếm khoảng 25% số bệnh nhân

- Biểu hiện chảy nước mũi và đau cổ họng không phổ biến

Thời kỳ này kéo dài từ 2-7 ngày

4.3 Thời kỳ toàn phát

Các biểu hiện của đường hô hấp nổi bật với các triệu chứng:

- Ho: Người bệnh thường ho khan, đôi khi ho có đờm hoặc có máu

- Thở nhanh: Người lớn trên 25 lần/phút. Trẻ em: dưới 2 tháng: > 60 lần/phút, từ 2 đến 12 tháng: > 50 lần/phút, từ 1 đến 5 tuổi: > 40 lần/phút.

- Khó thở co kéo cơ hô hấp.

Trong những trường hợp nặng, chức năng hô hấp xấu đi vào tuần thứ 2 của bệnh thường tiến triển thành “Hội chứng hô hấp cấp tính nặng nguy kịch – ARDS) và xuất hiện tình trạng suy chức năng đa phủ tạng, nguy cơ tử vong cao. Bệnh thường diễn biến nặng ở người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người mắc đái tháo đường, viêm gan, có bệnh tim phổi. Bệnh ở trẻ em thường nhẹ hơn ở người lớn.

4.5 Thời kỳ hồi phục

Thời kỳ hồi phục thường kéo dài, khó thở thuyên giảm và bệnh ổn định dần. Tình trạng hồi phục của người bệnh có liên quan với mức độ tổn thương tại phổi, suy tạng, tình trạng bội nhiễm và chăm sóc dinh dưỡng.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Các bạn có thể xem thêm các kiến thức y khoa hữu ích tại đây


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay