Các khóa học đã đăng ký

PHÒNG TRÁNH NHIỄM KHUẨN TRONG SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU - PHẦN 2 | WELLBEING

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Văn Cường – Quản lý Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống.

Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing

Khi sơ cấp cứu, điều quan trọng là tự bảo vệ bản thân (và nạn nhân) tránh nhiễm khuẩn cũng như chấn thương. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách rửa tay đúng cách, sử dụng găng tay bảo vệ và xử lý chất thải.

phong-tranh-nhiem-khuan

1. Rửa tay kỹ càng trong thực hiện Sơ cấp cứu.

phong-tranh-nhiem-khuan

Nếu có thể, hãy rửa tay trước khi chạm vào nạn nhân, nhưng nếu điều này không thể, bạn nên rửa tay càng sớm càng tốt khi xong việc. Điều quan trọng nhất là rửa tay kỹ càng. Chú ý đến tất cả các phần của tay – lòng bàn tay, cổ tay, ngón tay, ngón cái và móng tay. Sử dụng xà phòng và nước nếu có thể, hoặc chà rửa tay bằng gel cồn sát trùng.

  • Làm ướt tay dưới vòi nước chảy. Cho xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay với nhau.

  • Chà lòng bàn tay trái lên mu bàn tay phải, sau đó lòng bàn tay phải lên mu bàn tay trái.

  • Đan chéo các ngón tay và xoa đều xà phòng vào phần giữa chúng.

  • Chà mặt mu của các ngón tay bên phải vào lòng bàn tay trái, lặp lại với tay trái vào tay phải.

  • Chà ngón cái bên phải vào lòng bàn tay trái, sau đó ngón cái bên trái vào lòng bàn tay phải.

  • Chà các đầu ngón cái bên phải vào lòng bàn tay trái. Rửa sạch dưới vòi nước và lau bằng khăn hoặc khăn giấy.

2. Sử dụng găng tay bảo vệ khi thực hiện Sơ cấp cứu.

phong-tranh-nhiem-khuan

Bên cạnh việc rửa tay, găng tay dùng một lần cũng giúp bảo vệ chúng ta khỏi nhiễm khuẩn khi sơ cứu. Nếu có thể, hãy luôn đem theo găng tay bảo vệ không có latex và chỉ sử dụng một lần. Đeo chúng trong bất kỳ tình huống nào có thể tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể. Nếu nghi ngờ, hãy cứ đeo găng tay vào.

Chỉ nên sử dụng găng tay dùng một lần để điều trị cho một nạn nhân. Đeo găng tay ngay trước khi tiếp cận nạn nhân và tháo bỏ găng tay ngay sau khi kết thúc điều trị hoặc trước khi bạn làm việc gì khác. Khi tháo găng tay, dùng một tay đeo găng giữ mép trên của găng ở tay kia và lột găng ra, như vậy găng sẽ được lột từ trong ra ngoài. Lặp lại với tay kia để bạn không chạm vào mặt ngoài của găng. Xử lý chúng thật an toàn – cho chúng vào túi đựng chất thải y tế nếu có.

3. Xử lý chất thải sau khi thực hiện Sơ cấp cứu.

phong-tranh-nhiem-khuan

Khi bạn đã thực hiện sơ cấp cứu xong cho một nạn nhân, tất cả các vật dụng bẩn phải được vứt bỏ cẩn thận để phòng ngừa nhiễm khuẩn lan rộng.

Bỏ các vật dụng như băng gạc hoặc găng tay vào túi đựng chất thải y tế và hỏi đội ngũ cấp cứu có mặt ở đó cách xử lý loại chất thải này. Niêm phong chặt túi và dán nhãn để báo hiệu nó chứa chất thải y tế. Đặt các vật sắc nhọn, như kim tiêm, trong một hộp nhựa đặc biệt gọi là hộp đựng vật sắc nhọn. Nếu không có hộp chứa vật sắc nhọn, hãy bỏ kim đã sử dụng vào bình có nắp vít chặt và vứt bỏ nó an toàn.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm:

Phòng tránh nhiễm khuẩn trong Sơ cấp cứu ban đầu - Phần 1

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay