Nội dung đào tạo sơ cấp cứu | Wellbeing
Trong cuộc sống hàng ngày, các tình huống sức khoẻ như đột quỵ, điện giật, đuối nước,... có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, bất kỳ đâu. Việc nắm vững các kỹ năng sơ cấp cứu không chỉ giúp ứng phó kịp thời mà còn giúp giảm các tổn thương thứ phát cho nạn nhân. Vì vậy, việc tham gia khóa đào tạo sơ cấp cứu trở nên vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu về các nội dung trong khóa đào tạo sơ cấp cứu, giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và những kiến thức cần nắm vững.
1. Sơ cấp cứu là gì?
Sơ cấp cứu là sự trợ giúp ban đầu, ngay lập tức cho người bệnh hoặc nạn nhân cho đến khi họ được chăm sóc bởi nhân viên y tế chuyên nghiệp.
Đào tạo sơ cấp cứu giúp người học trang bị những kiến thức, kỹ năng để có thể xử trí các tình huống sức khoẻ nguy hiểm. Việc thực hiện sơ cấp cứu kịp thời và đúng cách có thể giúp giảm thiểu các di chứng, hỗ trợ nạn nhân trước các tình huống sức khoẻ nguy hiểm trước khi nhân viên y tế tiếp cận đến hiện trường.
Ảnh 1: Sơ cấp cứu là gì?
2. Nội dung đào tạo sơ cấp cứu
Nội dung chương trình đào tạo sơ cấp cứu theo TT19/2016/TT-BYT với các kỹ năng:
2.1. Các nguyên lý cơ bản về sơ cấp cứu
Khóa đào tạo sơ cấp cứu sẽ hướng dẫn người học cách đánh giá tình huống hiện trường một cách nhanh chóng và chính xác. Điều này bao gồm việc xác định mức độ nguy hiểm, số lượng nạn nhân và đánh giá tình trạng của từng người. Ngoài ra, việc đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh cũng là yếu tố quan trọng, giúp tránh các rủi ro tiềm ẩn.
2.2. Kỹ năng hồi Sức Tim Phổi (CPR)
Hồi sức tim phổi là một kỹ năng “xương sống" trong đào tạo sơ cấp cứu, đặc biệt với các trường hợp nạn nhân ngừng tim, ngừng thở. Khóa học sẽ hướng dẫn cách thực hiện đúng kỹ thuật CPR, bao gồm việc ép tim và thổi ngạt đúng cách, để giúp duy trì tuần hoàn máu và cung cấp oxy cho não.
Ảnh 2: Kỹ năng hồi sức tim phổi
2.3. Kỹ năng băng bó vết thương và cố định gãy xương tạm thời
Việc xử lý các vết thương và chấn thương là một phần không thể thiếu trong khóa đào tạo sơ cấp cứu. Người học sẽ được hướng dẫn cách băng bó, cầm máu, và xử lý các loại chấn thương như gãy xương, trật khớp. Đây là những kỹ năng cần thiết để giảm thiểu sự tổn thương và nguy cơ nhiễm trùng.
2.4. Xử lý các tình huống khẩn cấp khác
Ngoài các kỹ năng quan trọng, khóa đào tạo sơ cấp cứu còn cung cấp kiến thức về cách xử lý các tình huống khẩn cấp khác như sơ cứu đuối nước, điện giật, vận chuyển nạn nhân an toàn,.... Người học sẽ được hướng dẫn cách nhận biết các dấu hiệu và các kỹ năng sơ cấp cứu giúp tự tin và ứng phó kịp thời với các tình huống sức khoẻ khẩn cấp.
Ảnh 3: Kỹ năng băng bó vết thương
3. Lợi ích khi được đào tạo kỹ năng sơ cấp cứu
Bảo vệ bản thân và những người xung quanh: Nắm vững kỹ năng sơ cấp cứu giúp bảo vệ bản thân và những người xung quanh trong những tình huống nguy hiểm.
Bình tĩnh, tự tin xử lý tình huống khẩn cấp: Sự tự tin và bình tĩnh là yếu tố quan trọng khi đối mặt với các tình huống khẩn cấp.
Góp phần xây dựng cộng đồng an toàn: Những người được huấn luyện sơ cấp cứu có thể hỗ trợ những người xung quanh, góp phần tạo nên một cộng đồng an toàn và vững mạnh.
Đào tạo sơ cấp cứu là một phần quan trọng trong việc trang bị kỹ năng an toàn cần thiết cho mỗi người. Trang bị kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu không chỉ giúp bạn tự bảo vệ mình mà còn có thể hỗ trợ những người xung quanh trong những tình huống nguy cấp. Do đó, việc tham gia khóa học sơ cấp cứu là đầu tư quan trọng cho sức khỏe và an toàn của bạn và người thân.