Các khóa học đã đăng ký

Những điều cần lưu ý về thời gian đào tạo sơ cấp cứu

 

Ngày nay việc đào tạo sơ cấp cứu cho các cá nhân và doanh nghiệp là không thể thiếu được nhằm hạn chế tối đa các rủi ro sẽ xảy đến cho người lao động và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý về an toàn nghề nghiệp. Hãy cùng Wellbeing tìm hiểu chi tiết về thời gian và nội dung chương trình đào tạo sơ cấp cứu qua bài biết sau.

1. Thời gian chương trình đào tạo sơ cấp cứu

Căn cứ theo hướng dẫn của thông tư 19/2016/TT-BYT, thời lượng một khoá đào tạo sơ cấp cứu được phân bổ riêng cho từng nhóm đối tượng học viên, nhằm tối ưu hóa lượng kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học viên. Cụ thể:

  • Đối với lực lượng cứu hộ, cứu nạn tham gia khóa học lần đầu: Chương trình kéo dài 16 giờ, bao gồm những nội dung chuyên sâu, trang bị đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, giúp họ sẵn sàng đối phó với mọi tình huống cấp bách có thể xảy ra trong quá trình công tác cứu hộ.

  • Đối với hoạt động đào tạo định kỳ cho đội cứu hộ: Thời lượng 8 giờ học sẽ được thiết kế nhằm ôn tập, bổ sung và cập nhật những kiến thức mới cho lực lượng, đảm bảo năng lực của mọi người luôn được duy trì tốt trong quá trình công tác và làm việc.

  • Đối với công, nhân viên: Khóa đào tạo sơ cấp cứu sẽ được học trong 4 giờ và thường tập trung, xoáy sâu vào những kỹ năng thiết yếu giúp người lao động có thể tự xử lý các sự cố khẩn cấp tại môi trường làm việc.

Đào tạo sơ cấp cứu cho doanh nghiệp tại Wellbeing

2. Nội dung chính trong chương trình đào tạo sơ cấp cứu

Nội dung đào tạo sơ cấp cứu được xây dựng nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng thiết yếu, giúp học viên có thể áp dụng siêu hiệu quả trong những tình huống cấp cứu thực tế tại hiện trường tai nạn. Nội dung chương trình bao gồm:

Lý thuyết về sơ cấp cứu

  • Ở nội dung này học viên sẽ được học về vai trò của công tác sơ cứu trong việc giảm thiểu thương tích và nguy cơ tử vong cho nạn nhân.

  • Các nguyên tắc nền tảng trong sơ cứu và bảo đảm an toàn cho người cứu hộ cũng như người gặp nạn

  • Phân tích các dạng tai nạn phổ biến mà học viên sẽ dễ dàng bắt gặp trong đời sống hằng ngày và tại nơi làm việc

Thực hành trực tiếp các kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản

  • Hô hấp nhân tạo (CPR): Kỹ thuật cứu sống trong trường hợp ngừng thở hoặc ngừng tim.

  • Kỹ thuật cầm máu và băng bó: Hướng dẫn sử dụng các phương pháp và vật tư y tế phù hợp để xử lý vết thương

  • Phương pháp xử trí gãy xương: Hướng dẫn cố định tạm thời và bảo vệ vùng bị thương

  • Xử lý bỏng: Phân loại và sơ cứu các mức độ bỏng khác nhau.

  • Sơ cứu người bị đuối nước: Các bước cứu hộ và hồi sinh nạn nhân đuối nước.

  • Sơ cứu người bị sốc: Dấu hiệu nhận biết và biện pháp xử lý ban đầu.

 Học viên thực hành kỹ thuật xử trí gãy xương

Xử trí khi gặp tình huống khẩn cấp

  • Quy trình ứng phó với các tai nạn đặc thù như điện giật, nhiễm độc hóa chất

  • Hướng dẫn quy trình liên hệ với đơn vị y tế cấp cứu và phối hợp với đội ngũ y tế chuyên nghiệp

  • Rèn luyện kỹ năng phối hợp nhóm trong các tình huống sơ cứu nhiều nạn nhân

3. Cách lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp với cá nhân

Việc lựa chọn chương trình đào tạo sơ cấp cứu dựa vào nhu cầu riêng biệt của mỗi cá nhân và doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả học tập và ứng dụng thực tế. Các bạn có thể tham khảo các bước sau đây để tìm địa chỉ học tập phù hợp cho mình

Tìm hiểu và chọn lọc thông tin dựa trên nhu cầu học

Trước khi quyết định tham gia khóa học, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các trung tâm đào tạo. Kiểm tra xem họ có được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật hay không. Đồng thời cần tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo, đặc biệt là việc cấp chứng chỉ đào tạo sơ cấp cứu sau khi hoàn thành khoá học

Bên cạnh đó, việc tham khảo ý kiến của những người đã từng theo học tại trung tâm sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan về chất lượng giảng dạy cũng như các dịch vụ đi kèm mà đơn vị cung cấp.


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay