Các khóa học đã đăng ký

Khi con bị đứt lìa tay- bạn phải làm gì? | Wellbeing

Ngô Thị Sáng | Chuyên gia tập huấn dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing

Nếu trẻ bị đứt một phần hoặc hoàn toàn ngón tay vẫn có khả năng nối lại được nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ biết sơ cứu đúng cách. Tuy nhiên phần lớn cha mẹ và người chăm sóc trẻ thường hoảng loạn, lúng túng và không có kiến thức sơ cứu trong trường hợp này. Trẻ có thể sẽ cần được gây mê và phẫu thuật ngay nên không được cho trẻ ăn uống bất cứ thứ gì.

Trẻ nhỏ là lứa tuổi hiếu động và thích khám phá nên dễ gặp phải các tai nạn khi tham gia các hoạt động và trò chơi, để lại những hậu quả ở nhiều mức độ khác nhau trong đó trẻ có thể bị đứt một phần hoặc hoàn toàn ngón tay. Đứt một phần hoặc đứt lìa ngón tay là một tổn thương rất nghiêm trọng. Ngay khi phát hiện, bạn cần đảm bảo trẻ không có các vết thương nặng hơn. Sau khi đảm bảo trẻ không có vết thương nặng hơn, hãy tiến hành sơ cứu theo các bước sau:

Các bước xử trí khi trẻ bị đứt lìa ngón tay

1. Xử lý vết thương chảy máu

- Rửa sạch vết thương. Nếu bạn nhìn thấy bất cứ vết bẩn hoặc mảnh vụn nào trong vết thương, bạn có thể loại bỏ bằng cách rửa sạch dưới vòi nước hoặc đổ nước từ chai nếu không có bồn rửa tay. Tuy nhiên, nếu dị vật cắm vào vết thương là những vật thể lớn, hãy giữ nguyên tại chố

- Dùng một miếng gạc vô khuẩn hoặc gạc sạch ấn chặt nên vết thương. Việc đứt lìa ngón tay và mất máu có thể khiến trẻ xuất hiện sốc, lúc này hãy giúp trẻ nằm xuống và nâng hai chân lên cao hơn mức tim.

Lưu ý

+ Không được dùng garo

+ Không dùng băng có sợi bông cho vết thương hở

- Băng hoặc dán miếng gạc để cố định vết thương. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng bằng gạc chuyên băng ngón tay.

- Nâng bàn tay bị thương lên cao hơn tim. Vì việc nâng cao tay sẽ làm chậm quá trình chảy máu.

- Gọi cứu thương. Khi gọi nói rõ rằng đây là trường hợp bị đứt chi. Theo dõi các dấu hiệu sốc trong khi đợi xe cứu thương.

2. Chăm sóc phần chi bị đứt rời

- Nhặt phần chi bị đứt và rửa nhẹ ngón tay bằng nước muối sinh lý vô khuẩn (Natriclorid 9‰)  khỏi bụi đất, đặc biệt khi vết thương bị bẩn. Bạn có thể nhờ người khác thực hiện bước này nếu đang chăm sóc trẻ.

- Gói cẩn thận ngón tay bị đứt trong màng bọc thực phẩm hoặc túi nhựa rồi bọc tiếp bằng vải mềm như khăn tay cotton hoặc miếng gạc.

- Tiếp theo, cho vào một túi nhựa chứa đá lạnh sao cho phần chi đứt rời không tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh. Mục đích của việc giữ lạnh phần cơ thể bị đứt rời là làm giảm quá trình chuyển hóa mô và làm chậm quá trình hoại tử nhưng nếu bảo quản ở nhiệt độ quá lạnh sẽ làm chết mô không thể phục hồi. Đó là lí do không để phần ngón tay bị lìa tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh.

- Đặt túi trên vào một chiếc túi hoặc hộp chứa khác, ghi rõ thời gian bị đứt chi và tên của trẻ.

- Vận chuyển phần ngón tay bị đứt lìa đến bệnh viện cùng với bệnh nhân càng nhanh càng tốt.


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay