Các khóa học đã đăng ký

Đồ chơi mắc vào trong tai con thì làm thế nào? | Wellbeing

BS Lưu Thị Minh Trang – Chuyên viên tập huấn Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing

Trẻ hiếu động, tò mò, thích khám phá nhưng lại không lường trước được những hậu quả có thể xảy đến, vì thế không ít trường hợp bố mẹ gặp phải con có những dị vật bất thường trong tai. Dị vật này thường là hạt ngô, hạt đỗ, hạt lạc, đồ chơi,… trẻ tự đút vào cũng có thể do vô tình mà mảnh sỏi, gỗ,.. bắn vào tai trẻ, cũng  có thể do bố mẹ bất cẩn trong quá trình vệ sinh tai cho con mà làm đầu bông của bông ngoáy tai kẹt lai. Cùng với đó có thể gặp một số côn trùng (kiến, gián,..) bò, chui vào tai trong lúc ngủ. Nguy cơ là như vậy nên bố mẹ hãy cùng chuyên viên của Wellbeing trang bị kiến thức “chuẩn nhất” về sơ cấp cứu dị vật trong tai.

1. Tại sao bị kẹt dị vật trong tai lại rất nguy hiểm:

Tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong. Tài ngoài cấu tạo từ vành tai, ống sụn tai ở ngoài và ống tai xương ở trong. Phần tiếp nối này giữa ống tai ngoài và ống tai xương rất hẹp. Dị vật thường bị kẹt ở vị trí này, gây nhiều khó khăn cho việc lấy.

Ngoài ra, bố mẹ hay trẻ thường có xu hướng cố gắng lấy dị vật ra khỏi tai, nhưng hành động này vô tình là hành động nguy hiểm khi dị vật có thể bị đẩy sâu vào trong hơn và dễ gây tổn thương màng nhĩ đấn đến đau thậm chí ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.

Các loại dị vật ở tai thông thường chia làm 3 loại: loại côn trùng; loại hạt của cây, hạt nhựa, các loại hoặc các cấu trúc đồ chơi hình cầu , trơn, thậm chí cả pin đồ chơi; sỏi đá các loại, kim loại , thủy tinh,…Trong rất nhiều trường hợp trẻ thường không có biểu hiện gì bất thường, vậy nên các dị vật này được khám và phát hiện tình cờ hoặc phát hiện muộn khi dị vật này đã gây biến chứng ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai.

2. Cần sơ cấp cứu cho con thế nào nếu con có dị vật trong tai:

Trước tiên phải nhấn mạnh lại một lần nữa là bố mẹ không nên cố gắng lấy dị vật bị mắc trong tai vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn hoặc đẩy dị vật vào sâu hơn. Mục tiêu của bố mẹ trong trường hợp này là: ngăn không gây tổn thương cho tai, loại bỏ côn trùng mắc trong tai, bố trí đưa trẻ đến bệnh viện. 

Việc duy nhất bố mẹ cần làm lúc này là dỗ dành và hỏi trẻ đã nhét vật gì vào tay. Đồng thời vừa hỏi cảm nhận của trẻ vừa tìm xem vật gì ở trong tai trẻ.

Nếu có côn trùng bay hay bò vào tai, trẻ có thể sẽ rất hoảng hốt, lúc này bố mẹ cần bình tĩnh xử trí theo các bước sau: 

  • Hãy giúp trẻ ngồi xuống. Nghiêng đầu trẻ để tai bị thương hướng lên trên

  • Nhẹ nhàng đổ đầy nước ấm vào tai trẻ để côn trùng nổi lên, trôi ra ngoài. Nếu không hiệu quả nhất định phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra chuyên sâu và tìm kiếm sự trợ giúp y tế chuyên sâu.

3. Để phòng tránh tai nạn có dị vật rơi vào trong tai, bố mẹ cần làm gì?

  • Đầu tiên cần giáo dục trẻ không được nhét bất cứ vật gì vào tai, mũi hoặc miệng. Cảnh báo trẻ về những mối nguy có thể xảy đến sau đó nếu trẻ có hành động này.

  • Những vật dụng, đồ chơi nhỏ trong gia đình không sử dụng đến cần vứt bỏ hoặc cho vào hộp cất kỹ.

  • Những đồ dùng đặc biệt có dạng hình cầu, chất liệu trơn bóng hoàn toàn có thể là tác nhân của các trường hợp dị vật trong tai, vì thế bố mẹ cần lưu ý để những đồ vật dạng này ở vị trí cao tránh xa tầm tay của trẻ.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay