Các khóa học đã đăng ký

Di chuyển nạn nhân an toàn – Có bao nhiêu cách| Wellbeing

Nguyễn Thị Hiên| Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

van-chuyen-an-toan-wellbeing

Trong nhiều trường hợp, để dễ dàng di chuyển hơn cho nạn nhân, thay vì di chuyện nạn nhân bằng tay, chúng ta có thể sử dụng  một số dụng cụ để di chuyển nạn nhân. Tuy nhiên, dụng cụ được sử dụng phải căn cứ vào tình trạng của nạn nhân và số lượng người sơ cứu. Việc sử dụng dụng cụ không phù hợp sẽ gây thêm những tổn thương khác cho nạn nhân.

1.Di chuyển nạn nhân bằng ghế

van-chuyen-an-toan-wellbeing

Dụng cụ:

  • Ghế khiêng là ghế có bánh xe đẩy và có dải băng để buộc nạn nhân vào thành ghế.

  • Có thể thay bằng ghế thường và dùng một cuộn băng lớn hoặc dây chắc để buộc giữ nạn nhân vào thành ghế.

Áp dụng trong trường hợp:

  • Nạn nhân tỉnh, không bị tổn thương cột sống, không bị choáng, không bị gãy xương chi, xương chậu...

  • Nạn nhân hôn mê, không thể áp dụng các biện pháp vận chuyển khác như cõng, bế ẵm, khiêng tay; không có cáng vận chuyển.

Cách thực hiện:

van-chuyen-an-toan-wellbeing

Bước 1: Kiểm tra độ vững chắc của ghế trước khi sử dụng.

Bước 2: Đặt nạn nhân ngồi lên ghế, hai tay bắt chéo phía trước, dùng cuộn băng lớn hoặc sợi dây cuốn quanh ngực và buộc chắc chắc nạn nhân vào thành ghế.

Bước 3:

- Hai người cứu, một người đi trước, một người đi sau.

- Ngả ghế về phía sau.

- Cầm hai tay kéo để kéo nạn nhân đi, hoặc khiêng nạn nhân đến nơi an toàn.

2.Di chuyển nạn nhân bằng cáng cứu thương

van-chuyen-an-toan-wellbeing

Cáng cứu thương: có nhiều loại khác nhau: cáng vải bạt mềm, cáng cứng bằng kim loại hoặc bằng nhựa cứng, cáng có bánh xe đẩy v.v...

Áp dụng trong trường hợp sau:

+ Nạn nhân bị hôn mê

+ Nạn nhân chấn thương sọ não, chấn thương bụng, chấn thương ngực ...

+ Chấn thương cột sống, đặc biệt là cột sống cổ sau khi đã được nẹp cố định.

+ Gãy xương đùi, cẳng chân sau khi đã nẹp cố định xương gãy.

+ Đa chấn thương, choáng.

+ Vận chuyển quãng đường dài.

Cách thực hiện:

van-chuyen-an-toan-wellbeing

+ Bước 1: Ba hoặc bốn người ngồi một phía hoặc hai phía nạn nhân. Luồn tay tại các vị trí: dưới cổ, dưới lưng, dưới thắt lưng, ngang mông,

dưới cẳng chân nạn nhân.

+ Bước 2: Đếm 1, 2, 3 cùng nâng nạn nhân đặt lên gối của người cứu. Đồng thời một người đặt cáng vào phía dưới nạn nhân.

+ Bước 3: Đếm 1, 2, 3 tất cả cùng đưa nạn nhân từ gối những người cứu sang cáng. Dùng dây buộc cố định nạn nhân vào cáng.

Lưu ý: Tư thế nạn nhân luôn thẳng, không được gấp cột sống vì có thể gây tổn thương cột sống cho nạn nhân.

Cách khiêng cáng:

- Có thể hai người hoặc bốn người khiêng, trong đó có một người có vai trò chỉ huy.

- Nạn nhân đặt nằm trên cáng, chân hướng về phía trước, đầu phía sau.

- Người khiêng ở gần phía đầu của nạn nhân phải theo dõi tình trạng của nạn nhân (quan sát mặt nạn nhân).

- Trong khi khiêng cáng không được dừng lại đột ngột, hoặc để cáng bị va chạm.

- Khi khiêng cáng, thường xuyên giữ cáng ở tư thế ngang bằng, tránh tuột

ngã, nếu gặp địa hình đặc biệt như lên hoặc xuống dốc, hoặc chướng ngại vật v.v.... cần thay đổi cách cáng để vẫn đảm bảo giữ cáng ở tư thế ngang bằng.

- Đặt cáng xuống nhẹ nhàng. Trước khi hạ cáng xuống, những người khiêng khom người xuống

       Những lưu ý khi sử dụng dụng cụ di chuyển nạn nhân là vô cùng quan trọng. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích và thiết thực.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây

Xem thêm:

Di chuyển nạn nhân an toàn – Có bao nhiêu cách? ( Phần  1) | Wellbeing

 


Cũ hơn Mới hơn


X
Hỏi-đáp
Đăng ký ngay